leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Mặc dù các tình trạng này đều không gây lo ngại nhưng việc chẩn đoán đúng có thể làm giảm triệu chứng một cách nhanh chóng.

1. Tìm hiểu về mề đay và vết côn trùng cắn

- Mề đay

Nổi mề đay là những vết sưng đỏ nổi lên (mụn) hoặc vết loang trên da. Chúng là một loại sưng tấy trên bề mặt da và xảy ra khi cơ thể bạn có phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn dị ứng do phản ứng với thực phẩm, thuốc hoặc nhiễm trùng hoặc có thể do một nguyên nhân khác, như tập thể dục, nóng, căng thẳng hoặc rượu.

Mề đay có 2 dạng đó là mề đay cấp tính - phát ban có thể biến mất nhanh chóng và mề đay mãn tính - tình trạng có thể tái phát nhiều lần và tồn tại lâu dài.

- Vết côn trùng cắn

Vết côn trùng cắn hoặc đốt thường không nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm trùng hoặc gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Vết cắn của một số côn trùng cũng có thể gây bệnh, chẳng hạn như bệnh Lyme, ghẻ do bọ ve và bệnh sốt rét do muỗi ở một số nơi trên thế giới.

Vết côn trùng cắn cũng khá giống mề đay vì đều do sự kích hoạt bởi sự giải phóng histamine trong cơ thể để phản ứng với chất gây dị ứng.

leftcenterrightdel
 Mề đay và vết côn trùng cắn đều gây ra các mụn sưng to (Ảnh: ST)

2. Cách phân biệt mề đay và vết côn trùng cắn

Mề đay và vết côn trùng cắn đều gây ngứa và nổi các mụn sưng to trên da. Tuy nhiên, 2 tình trạng da này vẫn có những điểm đặc trưng giúp phân biệt dễ dàng.

- Triệu chứng của mề đay

+ Nổi lên những vết sưng to, có thể thành mảng với nhiều hình dạng và kích cỡ.

+ Xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

+ Tập trung một vùng hoặc lan rộng khắp cơ thể.

+ Cảm thấy ngứa, châm chích hoặc bỏng rát.

+ Trông có màu hồng hoặc đỏ khi ảnh hưởng đến người có làn da trắng; màu của phát ban có thể khó nhìn thấy hơn trên da nâu và đen.

+ Sưng đau ở môi, mắt và bên trong cổ họng.

leftcenterrightdel
Mề đay thường nổi thành từng mảng với kích thước lớn (Ảnh: ST) 

- Dấu hiệu điển hình khi bị côn trùng cắn

+ Đau

+ Đỏ

+ Sưng tấy.

+ Ngứa, cảm thấy nóng rát, châm chích

+ Xảy ra rải rác ở các vùng trên cơ thể

- Kết luận

Qua các triệu chứng trên, có thể thấy mề đay và vết côn trùng cắn có thể phân biệt như sau:

- Các vết do côn trùng cắn thường nhỏ hơn mề đay và số lượng mụn sưng ít hơn

- Mề đay thường bùng phát khắp cơ thể còn vết côn trùng cắn thường rải rác hoặc gặp ở những vùng da không được bảo vệ.

- Đối với mề đay khi bạn ấn vào giữa vết sưng tấy trên da, nó có thể sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu trắng.

- Khi bị mề đay, bạn có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như sưng ở mắt, môi hoặc bên trong cổ họng hoặc nếu bạn khó thở.

3. Cách điều trị mề đay và vết côn trùng cắn

Hầu hết các trường hợp mề đay và vết côn trùng cắn sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng nhanh, nổi mề đay và vết côn trùng cắn có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng histamine.

- Điều trị mề đay

+ Sử dụng thuốc kháng histamine

+ Sử dụng steroid đường uống nếu các triệu chứng nổi mề đay không đáp ứng với thuốc kháng histamine hoặc steroid tại chỗ.

+ Sử dụng epinephrine khi phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng đe dọa tính mạng gọi là sốc phản vệ

+ Phương pháp điều trị tại nhà: tắm nước mát, mặc quần áo rộng rãi và chườm lạnh. Kem hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) có thể làm giảm ngứa và sưng tấy.

- Điều trị vết côn trùng cắn

+ Dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen nếu vết đốt gây đau

+ Sử dụng thuốc kháng histamine để giảm ngứa (nhưng không sử dụng kem kháng histamine nếu bạn có lông sâu bướm trên da).

+ Sử dụng kem hydrocortisone để giảm ngứa và sưng

+ Chườm mát

+ Lưu ý: không sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà như bicarbonate soda để điều trị vết cắn hoặc vết đốt. Không gãi vết cắn hoặc vết chích, vì nó có thể bị nhiễm trùng.

leftcenterrightdel
 Chườm lạnh có thể giúp giảm triệu chứng của cả mề đay và vết côn trùng cắn (Ảnh: ST)

4. Các tình trạng da khác thường nhầm lẫn với mề đay

Nổi mề đay thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da sau:

Phù mạch: Nguyên nhân thường là do phản ứng dị ứng, một số loại thuốc hoặc do yếu tố di truyền. Nói chung, phù mạch đi kèm với sưng môi, mí mắt, tay, cổ họng hoặc bàn chân, khó thở và chuột rút.

Bệnh chàm (viêm da dị ứng): thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Ngứa dữ dội (đặc biệt là vào ban đêm), nổi mụn chứa đầy chất lỏng và các mảng màu đỏ đến xám nâu là dấu hiệu của bệnh chàm chứ không phải mề đay.

Rosacea: thường xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ trên mặt nơi có thể nhìn thấy các mạch máu bị sưng. Nó phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên có làn da trắng. Các vết sưng trông giống như mụn trứng cá và có thể chứa mủ, nhưng bệnh phát ban thường không xảy ra.

Phát ban do nhiệt (còn gọi là rôm sảy): đúng như tên gọi, tình trạng này thường xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm. Giống như mề đay, phát ban do nhiệt sẽ xuất hiện dưới dạng vết sưng đỏ trên da, mặc dù phát ban do nhiệt ở người lớn thường xảy ra ở những vùng mồ hôi bị đọng lại, chẳng hạn như ở vùng nách, nếp gấp khuỷu tay và háng.

Viêm da tiếp xúc: là một phản ứng ở da do tiếp xúc trực tiếp với thứ gì đó mà bạn bị dị ứng, chẳng hạn như xà phòng, đồ trang sức hoặc thực vật. Phát ban có thể kèm theo mụn nước và thường kéo dài từ hai đến bốn tuần, trong khi phát ban sẽ xuất hiện và biến mất trong vòng 24 giờ.

Vân Anh (tổng hợp)