Báo cáo “Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em: Phân tích toàn cảnh và các hành động ưu tiên tại Việt Nam” năm 2021 của UNICEF chỉ rõ tỷ lệ trẻ nhỏ thừa cân và béo phì có xu hướng gia tăng theo độ tuổi (từ 7% ở trẻ dưới 5 tuổi đến 19% ở trẻ 5-19 tuổi). Tổ chức này ước tính đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì.

Sai lầm thường gặp

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con thừa cân, béo phì thì ngay lập tức cắt giảm khẩu phần ăn hoặc cho trẻ bước vào thời kỳ kiêng khem quá mức. Điều này vô tình có thể khiến trẻ mệt mỏi, thiếu chất cần thiết phục vụ việc học, vui chơi hàng ngày và phát triển chiều cao.

Nhịn ăn để giảm cân

Đây là quan niệm sai lầm khiến trẻ mất đi năng lượng cần thiết. Bên cạnh đó, cách làm này không thể áp dụng lâu dài, trẻ có thể xuống cân nhanh nhưng sẽ bị thiếu chất, dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hóa nguy hiểm, ảnh hưởng khả năng học tập.

Sau thời gian nhịn ăn, trẻ rất dễ tăng cân trở lại vì cảm giác them ăn, ăn bù, ăn quá mức cần thiết.

 
 
giam khau phan an anh 1

Bắt trẻ thừa cân, béo phì nhịn ăn có thể gây tác dụng ngược. Ảnh:Freepik

Không cho con ăn tinh bột hoặc thịt

Nhiều phụ huynh cho rằng cơm hay tinh bột là nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Song, trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì là dư thừa năng lượng nạp vào. Tương tự, một quan niệm khác là phụ huynh sợ con ăn nhiều thịt bị béo nên cũng cắt giảm thịt, cá ra khỏi khẩu phần ăn.

Mỗi ngày, trẻ cần ăn đủ đạm, tinh bột, chất xơ và vitamin (rau xanh, hoa quả). Tất cả chất này đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, chúng ta không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo, mà ăn thừa chất bột, đường, đồ ngọt cũng có thể gây tích mỡ, thừa cân. Ngược lại nếu nhịn ăn tinh bột (cơm, phở, bún…) và chỉ ăn thịt, rau để giảm cân cũng không nên.

Không uống sữa, nước

Phụ huynh có con thừa cân, béo phì thường cho rằng để giảm cân, trẻ nên hạn chế uống nước, sữa. Đây là quan niệm sai lầm.

Sữa và các chế phẩm từ sữa có thành phần đa dạng, không chỉ cung cấp năng lượng, chất béo, đạm mà còn giàu canxi, vitamin và các nguyên tố vi lượng tự nhiên sẵn có. Bởi vậy, sữa được coi là thực phẩm bổ sung không thể thiếu với trẻ em, giúp cân bằng dinh dưỡng cơ thể, bù đắp phần nặng lượng thiếu hụt do quá trình vận động, học tập mỗi ngày, kích thích sự phát triển tối đa cả về thể chất và trí tuệ.

Trong khi đó, thiếu nước dễ khiến cơ thể bị rối loạn nước và điện giải. Nếu trẻ thừa cân, béo phì, phụ huynh không nên bỏ sữa khỏi bữa ăn hàng ngày mà thay vào đó chọn sữa không đường, tách béo.

Tại Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng là dòng sữa 100% từ Thụy Điển cho trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì được ưa chuộng nhờ nghiên cứu phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt. Sữa có hệ chất xơ polydextrose + FOS, đạm cao, giảm chất béo giúp kiểm soát cân nặng. Không chỉ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng “kịch cân”, sữa bổ sung đầy đủ 29 vitamin và khoáng chất, trong đó hàm lượng canxi, photpho, vitamin D3, vitamin K2, DHA vượt trội, hỗ trợ phát triển chiều cao và trí não vượt trội.

Cách giảm khẩu phần ăn không khiến trẻ bị đói

Theo các chuyên gia, nguyên tắc đầu tiên khi giảm cân cho trẻ đó là vẫn phải cân bằng các nhóm chất và đảm bảo lượng calo tối thiểu phục vụ việc học tập, hoạt động thường ngày của bé.

Để giảm khẩu phần ăn không khiến trẻ bị đói, phụ huynh có thể tham khảo những gợi ý sau đây:

Tăng cường thức ăn giàu chất xơ: Các thực phẩm như gạo lứt, khoai, bắp, rau xanh, trái cây ít ngọt (táo, cam, bưởi, đu đủ, quýt…) giúp cung cấp năng lượng, bổ sung vitamin, muối khoáng, dễ tiêu nhưng cũng ít chất đường. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn tăng lượng rau xanh, giảm tinh bột (không cắt bỏ hoàn toàn) để bù năng lượng cho những calo giảm bớt từ cơm, bún, phở. Trong bữa ăn, chúng ta nên cho trẻ ăn rau xanh trước tiên, sau đó mới đến thịt, cá và cơm.

Giảm tối đa chất béo: Khi chọn thực phẩm chứa đạm cho trẻ, mẹ nên cho con ăn thịt nạc, bỏ da, tôm, cá, giò. Bởi da là phần chứa nhiều chất béo và cholesterol. Khi chế biến, chúng ta lưu ý không chiên, quay, xào mà thay bằng luộc, hấp để giảm dầu mỡ. Trẻ nên tránh ăn thịt mỡ, thịt chân giò, nước luộc thịt, bơ, pho mát mềm, váng sữa, sữa nguyên kem, da cá béo, da các loại gia cầm nhiều mỡ...

Trẻ thừa cân béo phì cũng có nhiều nguy cơ bị rối loạn mỡ máu, vì vậy, chúng ta cần tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng (não, tim, gan, thận, lòng lợn, trứng…).

 
giam khau phan an anh 2

Trong bữa ăn, trẻ nên ăn rau xanh trước rồi mới đến các món khác. Ảnh:iStock.

Ăn đủ 3 bữa/ngày: Bữa sáng cần được bổ sung đầy đủ để trẻ đảm bảo khả năng tiếp thu bài vở trên lớp. Bữa trưa trẻ có thể ăn bán trú tại trường nên khó kiểm soát khẩu phần ăn. Do đó, bữa tối là thời điểm thích hợp để cắt giảm khẩu phần ăn cho trẻ thừa cân, béo phì. Không nên cho trẻ ăn vào đêm muộn, sau 20h.

Trẻ không nên bỏ bữa sáng vì có thể gây mệt mỏi, bữa ăn ăn nhiều hơn bình thường và gây dư thừa năng lượng, tăng tích mỡ.

Bánh kẹo ngọt, nước có ga là thực phẩm “cấm kỵ” với trẻ thừa cân, béo phì. Bởi những sản phẩm này không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà chỉ có năng lượng “rỗng” làm béo phì nặng thêm. Ngoài ra, phụ huynh không cho trẻ uống rượu, bia, cà phê, chất kích thích….

Bổ sung sữa theo thể trạng: Uống sữa với liều lượng vừa đủ, phù hợp độ tuổi sẽ không gây ra tình trạng thừa cân, mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng: Canxi, sắt, kẽm, vitamin D, photpho…

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, mỗi ngày, trẻ 3-5 tuổi nên bổ sung 400 ml sữa và chế phẩm từ sữa, trẻ 6-7 tuổi là 450 ml, 8-9 tuổi là 500 ml, 10-19 tuổi là 600 ml. Riêng với trẻ thừa cân béo phì, trẻ nhỏ nên uống sữa không đường, còn trẻ lớn nên uống sữa bột tách bơ. Cần tránh các loại sữa thông thường vì lượng chất béo có trong sữa, lượng đường tạo vị ngọt sẽ làm bé tăng cân nhiều hơn.

Sau khi trẻ đi học về, chúng ta không nên cho trẻ ăn vặt bằng đồ ngọt, bánh, kẹo, có thể bổ sung sữa và các loại hạt giàu dinh dưỡng.

Theo Zing