Nhiều phụ nữ cảm thấy đau nhức đầu do thay đổi nội tiết tố. Phần lớn phụ nữ bị chứng đau nửa đầu nhận thấy mối liên hệ với kỳ kinh nguyệt. Có một số loại đau đầu liên quan đến kỳ kinh của phụ nữ. Một số phụ nữ có thể bị đau đầu khi có kinh trước kỳ kinh, trong khi những phụ nữ khác khi bắt đầu có kinh.
Kinh nguyệt không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau đầu do nội tiết tố. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone và mang thai.
Có rất nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị khác giúp giảm đau đầu kỳ kinh nguyệt. Những phụ nữ bị đau đầu trước kỳ kinh nguyệt thường thấy đỡ đau khi mang thai hoặc khi đến tuổi mãn kinh.
1. Nguyên nhân đau đầu kỳ kinh nguyệt
Đau đầu trước kỳ kinh có thể do nhiều nguyên nhân, hai nguyên nhân chính là hormone - nội tiết tố và serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh.
1.1 Nội tiết tố
Đau nhức đầu là do sự giảm sút của estrogen và progesterone xảy ra trước khi kỳ kinh bắt đầu.
Trong khi những thay đổi nội tiết tố này xảy ra ở tất cả những người có kinh nguyệt, một số người nhạy cảm với những thay đổi này hơn những người khác.
Thuốc tránh thai nội tiết cũng có thể gây đau đầu tiền kinh nguyệt ở một số người, mặc dù chúng cải thiện các triệu chứng cho những người khác.
1.2 Serotonin
Serotonin cũng đóng một vai trò trong chứng đau đầu. Khi có ít serotonin hơn trong não, các mạch máu có thể co lại, dẫn đến đau đầu.
Trước kỳ kinh, mức serotonin trong não có thể giảm khi mức estrogen giảm, góp phần gây ra các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu mức serotonin giảm trong chu kỳ kinh nguyệt, có nhiều khả năng bị đau đầu.
2. Ai có nhiều khả năng bị đau đầu trước kỳ kinh nguyệt?
Bất kỳ ai có kinh nguyệt đều có thể bị giảm estrogen và serotonin trước kỳ kinh. Nhưng một số phụ nữ có thể dễ bị đau đầu hơn nếu:
- Trong độ tuổi từ 18 đến 29
- Có tiền sử gia đình bị đau đầu do nội tiết tố
- Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh (những năm trước khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu)
3. Có thể là một dấu hiệu của việc mang thai
Đau nhức đầu vào khoảng thời gian bạn dự kiến bắt đầu có kinh đôi khi có thể là một triệu chứng của thai kỳ.
Nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xem liệu họ có đang mang thai, mắc hội chứng tiền kinh nguyệt hay sắp bắt đầu hành kinh hay không. Các triệu chứng tương tự và bao gồm tâm trạng lâng lâng, đau lưng, ngực mềm, đau đầu. Mặc dù có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, nhưng giữa mỗi loại đều có sự khác biệt duy nhất.
Phụ nữ biết rằng mình sắp bắt đầu có kinh nếu gặp các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, nổi mụn, đau khớp, đi tiểu ít hơn, táo bón. Nhiều người thèm các gia vị trong thức ăn, thèm đồ ngọt, muối...
Tuy nhiên, nếu mang thai, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt như bình thường nhưng có thể bị ra máu nhẹ. Các dấu hiệu mang thai sớm khác bao gồm buồn nôn, chuột rút nhẹ, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, tâm trạng lâng lâng, tăng khứu giác, đầy hơi và táo bón, núm vú sẫm màu hoặc quầng vú lớn hơn, đau và sưng vú. Cách tốt nhất để biết có thai hay không là dùng que thử thai.
4. Có thể làm gì để giảm cơn đau đầu trước kỳ kinh?
Bọc đá trong một miếng vải và chườm lên đầu là giải pháp tốt nhất để giảm đau nhức đầu trước kỳ kinh.
Nếu bị đau đầu trước kỳ kinh, một số cách có thể giúp giảm đau, bao gồm:
Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen và aspirin có thể làm dịu cơn đau ngay sau khi cơn đau đầu bắt đầu. Lưu ý, không lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
Chườm lạnh hoặc chườm đá: Bọc đá trong một miếng vải và chườm lên đầu để bảo vệ làn da. Đôi khi, chườm túi đá lên vùng bị đau là giải pháp tốt nhất.
Kỹ thuật thư giãn: Căng cứng từng nhóm cơ trong khi hít vào từ từ, sau đó thả lỏng các cơ khi thở ra.
Châm cứu: Châm cứu được cho là giúp giảm đau bằng cách phục hồi sự mất cân bằng và năng lượng bị tắc nghẽn trong cơ thể.
Phản hồi sinh học: Phương pháp không xâm lấn này nhằm mục đích giúp học cách kiểm soát các chức năng và phản ứng của cơ thể, bao gồm nhịp thở, nhịp tim và căng thẳng.
5. Phòng ngừa đau nhức đầu trước kỳ kinh
Ngủ từ 7 - 9 giờ vào hầu hết các đêm hoặc đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm thường xuyên giúp giảm đau nhức đầu trước kỳ kinh.
Nếu thường xuyên bị đau đầu trước kỳ kinh, phụ nữ nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
Hoạt động thể chất: Tập thể dục ít nhất 30 phút, ba hoặc bốn lần một tuần, có thể giúp ngăn ngừa đau đầu bằng cách giải phóng endorphin và tăng mức serotonin.
Thuốc phòng ngừa: Nếu luôn bị đau đầu trước kỳ kinh, hãy cân nhắc dùng huốc chống viêm không steroid.
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn ít đường, muối và chất béo, đặc biệt là vào khoảng thời gian bắt đầu có kinh, có thể giúp ngăn ngừa đau đầu. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể góp phần gây đau đầu. Vì vậy hãy đảm bảo rằng ăn các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ thường xuyên.
Giấc ngủ: Cố gắng ưu tiên ngủ từ 7 đến 9 giờ vào hầu hết các đêm. Nếu có thể, đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nào đó thường xuyên hơn cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp giảm đau nhức đầu trước kỳ kinh.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng thường góp phần gây ra đau đầu. Nếu đang gặp nhiều căng thẳng, hãy thử thiền, tập yoga hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác để giảm căng thẳng gây đau đầu.
Hỏi ý kiến bác sĩ: Cũng có thể nên hỏi bác sĩ về biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố nếu đang không sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Ngay cả khi đã sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, vẫn có thể có những lựa chọn tốt hơn để giải quyết cơn đau đầu.
6. Xác định chứng đau nửa đầu và đau đầu
Nếu không có gì có thể giúp giảm đau đầu tiền kinh nguyệt hoặc cơ đau đầu trở nên nghiêm trọng, có thể đang bị đau nửa đầu chứ không phải đau đầu.
So với đau đầu, chứng đau nửa đầu có xu hướng gây ra nhiều cơn đau âm ỉ và nhức nhối hơn, cơn đau có thể bắt đầu nhói hoặc mạch đập. Cơn đau này thường chỉ xảy ra ở một bên đầu nhưng có thể bị đau cả hai bên hoặc ở thái dương. Thông thường, các cơn đau nửa đầu cũng gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, nhạy sáng, nhạy âm thanh, mờ mắt, chóng mặt hoặc choáng váng.
Các cơn đau nửa đầu thường kéo dài trong vài giờ, mặc dù cơn đau nửa đầu có thể kéo dài đến ba ngày. Nếu nghĩ rằng có thể bị chứng đau nửa đầu trước kỳ kinh, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn.
Theo suckhoedoisong.vn