Trong thời gian cách ly xã hội có thể dẫn đến một số hành vi không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá mức do căng thẳng và nhàm chán - Ảnh minh họa: Shutterstock

Sau đây là một số cách giúp bạn xử lý vấn đề này, theo Health Line.

1. Tự kiểm tra

Nếu bạn thấy mình ăn quá thường xuyên hoặc ăn quá nhiều trong mỗi lần ngồi xuống, hãy dành một phút để tự kiểm tra. Cần xác định xem bạn ăn vì đói hay vì một lý do nào khác.

Trước khi ăn, hãy đặc biệt chú ý đến cảm giác của bạn, như căng thẳng, buồn chán, cô đơn hoặc lo lắng. Chỉ cần tạm dừng và đánh giá tình huống có thể giúp bạn hiểu những gì khiến bạn ăn quá nhiều và có thể giúp ngăn ngừa việc ăn quá nhiều trong thời gian tới, theo Health Line.

2. Loại bỏ cám dỗ

Việc để thức ăn hấp dẫn trong tầm mắt có thể dẫn đến tình trạng ăn vặt và ăn quá nhiều, ngay cả khi bạn không đói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc trực quan với thực phẩm có hàm lượng calorie cao sẽ kích thích cơ vân, phần não điều chỉnh kiểm soát xung lực, có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều.

3. Duy trì lịch trình bình thường

Dù rất dễ “đi lạc” khỏi chế độ ăn uống bình thường khi lịch trình hằng ngày bị gián đoạn, nhưng điều quan trọng là bạn cần duy trì sự bình thường nhất định khi ăn.

Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lịch ăn uống của mình cho phù hợp với sự bình thường mới của bạn. Chỉ cần cố gắng duy trì một lịch ăn uống thường xuyên dựa trên nhu cầu cá nhân và thời gian ăn uống ưa thích của bạn.

4. Không hạn chế

Không bao giờ là một ý tưởng tốt để tuân theo một chế độ ăn uống có tính hạn chế cao hoặc tự “bỏ đói” bản thân, đặc biệt là trong thời gian căng thẳng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống hạn chế không chỉ không hiệu quả trong việc giảm cân lâu dài mà còn có thể gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như làm tăng mức độ căng thẳng của bạn, theo Health Line.

5. Phát huy khả năng đầu bếp

Ở nhà phòng dịch Covid-19 cũng có tác dụng tích cực. Khi không đi ăn ngoài, bạn có thể tự nấu nhiều bữa ăn hơn, vốn đã được chứng minh có thể cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.

Ngoài ra, việc lên lịch nấu ăn mỗi ngày có thể giúp bạn giết thời gian, giảm nhàm chán, căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng chế độ ăn của bạn.

6. Uống đủ nước

Ở nhà phòng dịch Covid-19 giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những thói quen lành mạnh, bao gồm uống đủ nước. Duy trì lượng nước thích hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và có thể giúp bạn ngăn ngừa việc ăn quá nhiều liên quan đến căng thẳng, theo Health Line.

Trên thực tế, nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa tình trạng mất nước mạn tính và sự gia tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, tình trạng mất nước có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, khả năng chú ý và mức năng lượng, vốn có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bạn.

7. Vận động

Việc “bế quan” có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của bạn, dẫn đến sự nhàm chán, căng thẳng và tăng tần suất ăn vặt. Để chống lại điều này, hãy dành thời gian cho hoạt động thể chất hằng ngày.

Nếu phòng tập yêu thích của bạn ngừng hoạt động, hãy thử một cái gì đó mới mẻ như tập thể dục tại nhà qua YouTube, đi bộ, chạy bộ trong nhà hoặc trong sân nhà bạn, nếu cần bạn phải đeo khẩu trang và tuân thủ các khuyến cáo cách ly xã hội, theo Health Line.

Theo thanhnien