Ăn nhiều rau củ, hạn chế chất béo, ngọt... góp phần hạn chế đường huyết tăng cao. Ảnh: News.
Tăng cường thức ăn từ thực vật Carbohydrate (chất đường bột) là nguồn năng lượng quan trọng có trong tất cả thực phẩm. Tuy nhiên, các loại carbohydrate không giống nhau. Cơ thể chuộng carbohydrate từ thực vật toàn phần như rau củ quả tươi sống, ngũ cốc nguyên cám... bởi chúng làm tăng đường huyết chậm, chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ. Từ đó giúp cơ thể tăng sản xuất insulin nhiều hơn, giảm tốc độ đường vào máu, không làm đường huyết tăng quá cao. Ưu tiên thức ăn từ thực vật giúp giảm bớt áp lực cho cơ thể, cải thiện năng suất hoạt động của tuyến tụy và hồi phục sức khỏe.
Tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể
Thời gian ruột hấp thụ dinh dưỡng: tốt nhất là 7h-9h. Nếu thường xuyên bỏ bữa sáng có thể làm cho hàm lượng đường trong máu giảm, khiến bạn cảm thấy thèm đồ ngọt. Sau khi nạp nhiều đồ ngọt, đường huyết tăng đột ngột. Tình trạng này kích thích tuyến tụy sản xuất insulin quá mức, cũng là nguyên nhân bệnh tiểu đường.
Ngủ, nghỉ, làm việc đúng giờ: Công việc thất thường, bỏ bữa ăn hay ăn không đúng giờ, nhất là những người ban ngày ngủ, ban đêm làm việc trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường. Thời gian ban đêm để tái tạo cơ thể, vì vậy nên đi ngủ trước 23h để đảm bảo sức khỏe.
Ăn đúng giờ: Đối với người bệnh tiểu đường, việc tuân thủ nhịp sinh học lại càng quan trọng, đặc biệt là các bữa ăn, khi não đã gửi tín hiệu để miệng tiết dịch tiêu hóa, tuyến tụy tiết insulin, dạ dày chuẩn bị các dịch vị axit để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn một cách tuần tự, không làm tăng đường huyết đột ngột.
Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học, gia tăng hormone cortisol - nguyên nhân dẫn đến stress và mất cân bằng đường glucose trong cơ thể.
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Người bệnh tiểu đường thường trải qua nhiều năm dùng thuốc và các sản phẩm điều trị khác khiến việc tổng hợp xương bị rối loạn, gây loãng xương. Nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng nghĩa với việc thiếu vitamin D, hệ thống miễn dịch yếu dần, gây viêm nhiễm trong hệ thống cơ thể, đặc biệt gây kháng insulin ở tế bào, có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Khi còn nhỏ, việc tắm nắng cho trẻ luôn được chú trọng, nhưng khi chúng lớn lên thói quen này bị bỏ quên. Mỗi ngày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 30-45 phút sẽ giúp tăng cường tổng hợp vitamin D qua da, cải thiện hệ miễn dịch; tăng mức độ tổng hợp xương, chắc khỏe xương; giảm đề kháng insulin, giúp tuyến tụy cung cấp đủ lượng insulin cần thiết; tăng tiêu thụ đường trong máu.
Cùng với việc thay đổi thói quen ăn uống, có lối sống lành mạnh, Thạc sĩ Hồng Hà - nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, tốt nghiệp Viện Dinh dưỡng Toàn diện Mỹ (Institute of Intergrative Nutrition IIN) còn tư vấn thêm phương pháp thực dưỡng Bimemo. Trong 5 năm qua, phương pháp Bimemo rất thành công trong việc điều chỉnh mức đường huyết về ngưỡng an toàn và phục hồi sức khỏe toàn diện, duy trì lối sống lành mạnh lâu dài, giúp hàng triệu học viên tăng cường sức khỏe, kiểm soát tiểu đường. Hiện khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" đã ra mắt và được dẫn dắt bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà trên https://ewiki.vnexpress.net/.
Khóa học chú trọng hướng dẫn học viên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp luyện tập tinh thần và duy trì lối sống lành mạnh lâu dài. Khóa học gồm 17 bài giảng video và tài liệu tổng hợp, với kiến thức thể hiện chi tiết, giúp học viên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, những thói quen nên tránh, biện pháp về dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh nhờ yoga, thiền định, từ đó hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng tiểu đường. Khóa học hữu ích cho người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, mỡ trong máu, cao huyết áp), người muốn tìm hiểu về phương pháp Bimemo hoặc những người đang tìm kiếm phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên.
Theo vnexpress