leftcenterrightdel
 Nữ ca sĩ Coco Lee đã tự tử sau thời gian chống chọi với bệnh trầm cảm

Hôm 5/7, chị gái của Coco Lee, Carol và Nancy, đã chia sẻ trên mạng xã hội rằng nữ nghệ sĩ đã bị trầm cảm trong nhiều năm và đã cố gắng vượt qua nhưng cuối cùng đã chọn tự kết liễu đời mình trước đó 3 ngày. Mặc dù được gia đình phát hiện và đưa đến Bệnh viện Queen Mary để cấp cứu nhưng cô đã không qua khỏi.

Coco Lee cùng gia đình chuyển đến Mỹ khi còn nhỏ và đã phát hành 18 album trong sự nghiệp của mình. Cô cũng được xem là một trong những người Mỹ gốc Hoa đầu tiên biểu diễn tại lễ trao giải Oscar năm 2001 với bài "A Love Before Time" (từ nhạc phim Ngọa hổ tàng long ), được đề cử giải Oscar cho Bài hát gốc hay nhất.

Nhưng bên cạnh ánh hào quang, nữ ca sĩ phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây và mối quan hệ căng thẳng với chồng, doanh nhân người Canada Bruce Rockowitz. Và chính sự ra đi đột ngột của cô đã gây chú ý đến tình trạng sức khỏe tâm thần ở Hồng Kông, nơi mà những cái chết do tự tử liên tục được ghi nhận, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19.

“Mặc dù CoCo đã tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp và cố gắng hết sức để chống lại chứng trầm cảm  nhưng đáng buồn thay, con quỷ bên trong đã chiếm đoạt cô ấy" - các chị gái của Lee đã viết trong bài đăng trên Instagram.

Sau khi biết tin Lee qua đời, nhiều người hâm mộ đã vào trang Weibo của cô bày tỏ. “Cầu mong không có sự trầm cảm trên thiên đường”. Và cũng từ cái chết của Coco Lee cũng làm nổi bật tình trạng sức khỏe tâm thần tồi tệ ở Hồng Kông khi ngày càng nhiều người đối phó với căn bệnh trầm cảm. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Viện Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Hồng Kông và tổ chức phi chính phủ MindHK cho thấy 61% dân số trưởng thành của thành phố đã có sức khỏe tinh thần kém.

Vào tháng 5 vừa qua, 1 nghiên cứu của Đại học Hồng Kông (HKU) cho thấy khoảng 16% người Hồng Kông ở độ tuổi 15-24 đã trải qua ít nhất 1 trong 5 chứng rối loạn sức khỏe tâm thần gồm trầm cảm, lo lắng, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lưỡng cực và rối loạn tâm thần trong năm qua. Trong số 3.000 người tham gia khảo sát, gần 1/5 cho biết có ý định tự tử trong 12 tháng qua, trong khi 5% và 1,5% đã lên kế hoạch hoặc cố gắng tự kết liễu đời mình.

"Sự kỳ thị của xã hội đã khiến những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần lo ngại và giấu giếm, âm thầm đối phó và đại dịch COVID-19 đã góp phần làm cho sức khỏe tâm thần của mọi người ngày càng tồi tệ hơn, đặc biệt là giới trẻ" - Calvin Cheng - trợ lý giáo sư của HKU cho biết.

Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần Hồng Kông, vấn đề này nên được giáo dục và nâng cao nhận thức hơn nữa. Eric Chen - Chủ nhiệm khoa tâm thần của HKU cho rằng, thành phố vẫn thiếu 1 chương trình y tế công cộng có hệ thống để chống trầm cảm. “Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Hồng Kông thiếu nguồn lực một cách không tương xứng so với sự phát triển chung của thành phố" - ông nói.

Heidi Lo, 1 giáo sư HKU khác chuyên về tâm thần học người lớn, nói rằng cái chết của Coco Lee nên là “1 tín hiệu cảnh báo” chung: “Ngay cả 1 người nổi tiếng như CoCo Lee, người dường như thành công và  những bức ảnh của cô ấy trên mạng xã hội hoặc trên báo chí, cô ấy luôn mỉm cười, như thể cô ấy dường như đang hạnh phúc và luôn mang đến những giây phút vui vẻ cho người khác, nhưng thực ra, cô ấy đang phải đối mặt với vấn đề trầm cảm. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều cải thiện ở Hồng Kông để hiểu và đối mặt với trầm cảm chứ không phải là một đề tài cấm kỵ" - giáo sư Lo nói.

Theo phụ nữ TPHCM