Theo Đông y, chứng hay quên là do tâm và thận kém theo thời gian. Ở người cao tuổi, tạng thận suy kém không sinh được tinh tủy để nuôi dưỡng não nên sinh ra chứng hay quên.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là theo thống kê của y học hiện đại, chứng hay quên ngày càng trẻ hóa và có tác động không nhỏ đến cuộc sống, công việc, tâm sinh lý, sức khỏe của người bệnh.

Đặc biệt, nếu không có biện pháp cải thiện, phòng ngừa hay điều trị đúng cách, khoảng 50% số người mắc chứng hay quên hay suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ.

Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên thực hiện một số biện pháp đơn giản để rèn luyện, cải thiện trí nhớ và biết khi nào cần được giúp đỡ nếu bị mất trí nhớ.

1. Hoạt động thể chất mỗi ngày giúp cải thiện chứng hay quên

Hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não. Điều này có thể giúp cải thiện chứng hay quên.

Đối với người trưởng thành, nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ trung bình mỗi tuần như đi bộ nhanh, đạp xe… hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ cao mỗi tuần như chạy bộ.

Tốt nhất bạn nên hoạt động thể chất đều đặn các ngày trong tuần. Nếu bạn không có thời gian để tập luyện thường xuyên, bạn có thể đi bộ mỗi 10 phút trong ngày hoặc tập luyện đủ thời gian khuyến nghị vào cuối tuần.

photo-1697010520539
Thiền giúp tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa chứng hay quên.

2. Tăng cường hoạt động trí óc

Cũng giống như hoạt động thể chất, các hoạt động trí óc cũng sẽ giúp cho bộ não luôn minh mẫn. Những hoạt động có thể giúp ngăn ngừa chứng hay quên và tình trạng mất trí nhớ bao gồm giải ô chữ, đọc sách, chơi game, học chơi một nhạc cụ hoặc thử một sở thích mới như học nhảy, học một ngoại ngữ mới...

3. Dành thời gian trò chuyện với bạn bè

Tương tác xã hội giúp tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng. Từ đó có thể góp phần làm giảm chứng hay quên và mất trí nhớ.

Do đó, bạn nên tìm kiếm cơ hội gặp gỡ những người thân yêu, bạn bè và những người khác tại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, lớp học hay hội nhóm…

photo-1697010521801

Trò chuyện với bạn bè, người thân giúp giảm chứng hay quên.

4. Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, để chỗ cố định

Nếu nhà cửa, đồ đạc bừa bộn thì nguy cơ quên và không tìm thấy đồ là rất cao. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, giữ ví, chìa khóa, kính và các vật dụng cần thiết khác ở một vị trí cố định trong nhà để dễ tìm.

Bên cạnh đó, bạn nên luôn cập nhật danh sách những việc cần làm trong sổ ghi chép, lịch hoặc kế hoạch điện tử. Bạn có thể lặp lại thành tiếng từng mục khi viết danh mục ra, để giúp ghi nhớ và kiểm tra các mục đã hoàn thành. Cần lưu ý đừng làm quá nhiều việc cùng một lúc.

Khi bạn quên một điều gì đó, bạn có thể kết nối việc cần nhớ với một bài hát yêu thích hay một câu nói, ý tưởng quen thuộc hoặc sự kiện nào đó để gợi nhớ lại.

photo-1697010522224

Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp giúp dễ tìm kiếm.

5. Nâng cao chất lượng giấc ngủ cải thiện chứng hay quên

Ngủ không đủ giấc có liên quan đến chứng hay quên và mất trí nhớ. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng, những người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 25%. Những người ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức giấc có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 24%.

Vì thế, để ngăn ngừa chứng hay quên và mất trí nhớ, bạn nên ngủ đủ giấc. Người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nếu ngáy làm gián đoạn giấc ngủ, bạn nên đến khám chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị, vì ngáy có thể là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ và có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ.

photo-1697010522666

Thiếu ngủ, mất ngủ là một trong những nguyên nhân gây chứng hay quên và mất trí nhớ.

6. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho hoạt động của não bao gồm ăn đa dạng trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt; chọn nguồn protein ít chất béo, chẳng hạn như cá, đậu và thịt gia cầm không da.

Ngoài ra, cần lưu ý tránh uống quá nhiều rượu do rượu có thể dẫn tới lú lẫn và mất trí nhớ.

7. Quản lý tốt các vấn đề sức khỏe mn tính

Nếu bạn mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, trầm cảm, béo phì… thì cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp…

Khi bạn chăm sóc bản thân tốt thì sẽ càng giúp giảm chứng hay quên, cải thiện trí nhớ và không gây tác hại đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu tự ý sử dụng thuốc không theo hướng dẫn có thể gây tương tác thuốc và ảnh hưởng đến trí nhớ.

Theo suckhoedoisong.vn