leftcenterrightdel
Bổ sung nhiều loại rau củ, quả vào chế độ ăn để kiểm soát được cân nặng. Ảnh: Kiều Vũ 

Căng thẳng

Ở đây không nói đến căng thẳng xuất phát từ các yếu tố tâm lý xã hội, mà căng thẳng do mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu ngủ, lười vận động... Đây là những yếu tố được coi là gây căng thẳng cho cơ thể. Căng thẳng có thể thay đổi thói quen ăn uống thường xuyên, tăng cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao và ăn uống thất thường.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ có thể góp phần làm tăng cân. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quá trình sinh lý khác nhau, bao gồm tốc độ trao đổi chất, điều chỉnh sự thèm ăn và sản xuất hormone. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất và điều hòa các hormone tác động đến sự thèm ăn hoặc gây ra phản ứng căng thẳng, dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và giảm cảm giác no.

Lối sống

Các yếu tố về lối sống và chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tăng cân. Thói quen hàng ngày, bao gồm các loại và lượng thực phẩm tiêu thụ cũng như mức độ hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh. Điều này rất nhiều người biết nhưng lại rất khó thực hiện vì nhiều lý do khách quan và chủ yếu là lý do bản thân không đủ nghị lực thực hiện.

Điều cần thiết để kiểm soát được tình trạng cân nặng cũng như đảm bảo sức là áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, tham gia các hoạt động thể chất phù hợp, thực hành ăn uống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng hiệu quả và ưu tiên giấc ngủ chất lượng.

Trong đó để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nên ăn ít nhất 5 phần của nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày. Bữa ăn cơ bản gồm thực phẩm giàu tinh bột chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo; hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ uống có đường.

Theo laodong