Vết thương của cậu bé do vi khuẩn ăn thịt người gây ra.

Người mẹ chia sẻ, cuối tháng 6 con trai đi bơi, hôm sau xuất hiện những đốm nhỏ trên khắp cơ thể. Những ngày tiếp theo, các vết thương phát triển nặng dần, bé phải vào bệnh viện. Các bác sĩ cho rằng tình tình không có gì nghiêm trọng và kê một số loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên vết thương ngày càng nặng hơn.

Người mẹ tiếp tục đưa con tới Bệnh viện Peninsula Regional Health System để điều trị. Tại đây, cậu bé được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt Vibrio.

Các bác sĩ cho biết hầu hết ca nhiễm loại vi khuẩn Vibrio xảy ra vào tháng 5 đến tháng 10 hằng năm vì nhiệt độ nước ấm hơn bình thường. Vi khuẩn tiếp xúc vết thương, ngăn chặn quá trình lưu thông máu khiến mô chết và da bị phân hủy theo, nên người ta gọi loại vi khuẩn này là vi khuẩn ăn thịt.

Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vi khuẩn Vibrio đã gây ra khoảng 80.000 bệnh và 100 ca đã tử vong ở Mỹ mỗi năm. Những người bị nhiễm bệnh bắt nguồn từ việc ăn hải sản sống, nấu chưa kỹ hoặc để vết thương hở tiếp xúc với nước biển.

Tiến sĩ Stephen Spann, trưởng khoa của Đại học Y khoa Houston, cho biết vết thương nếu tiếp xúc nước lợ, nơi có vi khuẩn sinh sống, dễ dàng làm bệnh nhân nhiễm trùng. Những chấn thương không làm rách da cũng có thể kích thích vi khuẩn ăn thịt tiếp xúc vào cơ thể. Một số loại kháng sinh có thể điều trị các vết thương này, trường nặng hơn bệnh nhân phải ghép da.

"Người trưởng thành có ít nguy cơ nhiễm vi khuẩn hơn", tiến sĩ Stephen cho biết. Những người mắc bệnh mạn tính chức năng miễn dịch như gan, hemochromatosis hoặc người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Phòng bệnh bằng cách sát trùng vết thương dù nhỏ hay lớn bằng xà phòng và nước, bảo vệ vết thương kỹ lưỡng với băng cá nhân cho đến khi lành hẳn. Nếu vết thương sâu, cần đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Theo vnexpress