Đau nửa đầu bao gồm 4 giai đoạn ứng với những triệu chứng khác nhau, gồm: Triệu chứng mơ hồ, hào quang, tấn công và sau cơn đau. Mỗi người bệnh sẽ trải qua một giai đoạn khác nhau.
1. Đông y có chữa được bệnh đau nửa đầu?
Đông y cho rằng, chứng đau nửa đầu bệnh lý chủ yếu là não ảnh hưởng tới can, tỳ, thận cùng nhiều tạng phủ khác... Các bài thuốc trị đau nửa đầu dùng theo từng thể bệnh.
Ngoài việc dùng các lá cây, bài thuốc thì chúng ta có thể kết hợp:
- Massage vùng da đầu và cổ giúp thư giãn các cơ bắp gây chèn ép quanh động mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu lên não, nhờ đó hạn chế chứng đau đầu, đau nửa đầu. Đây là một biện pháp điều trị hiệu quả nhưng chỉ mang tính chất tạm thời.
- Châm cứu là một trong những phương pháp lâu đời được sử dụng trong điều trị đau nửa đầu, tác động đồng thời cả về mặt thể chất lẫn hệ thần kinh. Bác sĩ sẽ sử dụng kim, châm vào một số huyệt đạo nhất định ở tay và chân bệnh nhân, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tái cân bằng hệ thần kinh và năng lượng trong cơ thể, nới lỏng các cơ bắp bị căng và giảm đau nửa đầu. Châm cứu còn có tác dụng giải phóng endorphin trong cơ thể – hợp chất có khả năng tăng cường sức đề kháng, làm giảm stress và giảm đau đầu hiệu quả.
2. Cách xử trí khi bị đau nửa đầu
Người bị đau nửa đầu phải làm sao? Từ việc xác định nguyên nhân thì bác sĩ sẽ có điều trị phù hợp. Các trường hợp đau nửa đầu thứ phát cần được xác định sớm để điều trị có hiệu quả.
Đối với đau nửa đầu nguyên phát thì ngoài việc sử dụng thuốc có thể áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ như:
- Tìm kiếm các không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
- Uống đồ uống có chứa caffeine: Uống một lượng nhỏ caffeine có thể làm giảm cơn đau nửa đầu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, không nên uống lạm dụng.
- Châm cứu: Liệu pháp đông y này được biết đến như một phương pháp điều trị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, châm cứu còn giúp bạn thư giãn, xua tan căng thẳng để ngăn chặn các cơn đau nửa đầu diễn ra.
- Thư giãn: Nếu cơn đau đầu xuất hiện khi đang tập trung làm việc hoặc suy nghĩ đến một vấn đề nào đó, bạn nên tạm dừng làm việc và tìm một hoạt động khác để thư giãn, từ đó làm dịu cơn đau nửa đầu của mình.
- Bệnh đau nửa đầu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mỗi khi xuất hiện cơn đau.
3. Giảm đau nửa đầu tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nửa đầu tại nhà như sau:
- Nghỉ ngơi và thư giãn trong không gian yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm có chất kích thích, các thức uống có cồn.
- Uống nhiều nước, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Tránh các yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu như mùi hương mạnh nước hoa, khói thuốc lá…
- Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng (stress) kết hợp với thư giãn luyện tập thể dục thường xuyên.
- Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, hạn chế thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
4. Đau nửa đầu có chữa khỏi được không?
Nhiều trường hợp đau nửa đầu vẫn có thể chữa khỏi nếu bạn chú ý đến những triệu chứng của cơn đau và kịp thời phát hiện nguyên nhân, có hướng điều trị phù hợp.
Do vậy, việc quan trọng nhất là khi xuất hiện cơn đau, người bệnh nên nhanh chóng đến các bệnh viện để được thực hiện kiểm tra, tìm ra nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng đau của bản thân.
5. Những thực phẩm cần hạn chế khi bị đau nửa đầu
Theo các chuyên gia, một số người bị chứng đau nửa đầu do thói quen sai lầm trong ăn uống. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần tránh những thực phẩm sau:
- Tránh ăn uống các thực phẩm lạnh như kem, nước đá.
- Hạn chế các loại trái cây chua, có chứa nhiều axid sẽ làm ảnh hưởng đến độ PH trong máu.
- Quả chuối mang đến nhiều chất dinh dưỡng và vitamin nhưng chứa chất tyramine, chất này có thể kích hoạt và làm trầm trọng thêm cơn đau đầu.
- Hạn chế đồ uống, thực phẩm có chứa chất kích thích, gây ra tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu.
- Phô mai là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng khi để lâu ngoài không khí sẽ sinh ra chất tyramin – axit amin gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Chất này thường xuyên xuất hiện trong các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm lên men và các loại trái cây chua. Một số loại phô mai có thể sinh ra nhiều Tyramin như cheddar, feta, phô mai xanh… Do đó, bạn nên hạn chế ăn phô mai để lâu và thường xuyên kiểm tra thời hạn của các loại thực phẩm.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Theo các chuyên gia y tế, việc bị đau nửa đầu hay những vấn đề ảnh hưởng đến phần đầu phải được khám hoặc được điều trị tại khoa nội thần kinh. Vì vậy nếu bạn bị tình trạng đau nửa đầu kéo dài và muốn đi khám tại những viện lớn thì hãy đến khoa nội thần kinh để thăm khám và được điều trị.
Hơn nữa, đau nửa đầu là một bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thần kinh, nên khi đi khám chủ yếu là các bác sĩ sẽ hỏi bạn về những vấn đề như tần số đau trong ngày, trong tháng, và thời gian của mỗi lần đau là như nào, triệu chứng xuất hiện lâu chưa….
Sau đó các bác sĩ sẽ kết hợp với khám lâm sàng, khám toàn thân (kiểm tra nhiệt độ, huyết áp, tình trạng khả năng giữ cân bằng, đánh giá sức mạnh các phản xạ của hệ thần kinh), khám thần kinh (kiểm tra xem đầu có dấu hiệu của chấn thương vùng sọ não hay không).
Ngoài ra, các bác sĩ sẽ kiểm tra thêm phần bên trong đôi ắp, mũi, xoang và tai… để có thể tìm ra nguyên nhân chính khiến bạn bị đau nửa đầu.
Tùy từng cơ sở y tế và nguyên nhân gây bệnh thì chi phí cho việc chữa đau nửa đầu dao động từ 200.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Theo suckhoedoisong.vn