1. Đông y có chữa được gout không?
Theo đông y, gout được gọi là thống phong thuộc chứng tý thống. Các bác sĩ đông y sẽ dựa vào việc thăm khám trực tiếp với người bệnh để chia ra các thể nóng – lạnh (nhiệt – hàn), thực – hư), cơ quan bệnh (tạng – phủ), giai đoạn bệnh (biểu – lý) từ đó có phương án sử dụng các bài thuốc phù hợp.
Tuy nhiên, nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách hoặc người bệnh không tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hoặc khiến bệnh trở nên mạn tính.
Do vậy, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có được phương án điều trị tốt nhất.
2. Cách sơ cứu khi bị cơn gout cấp
Nếu gặp cơn đau gout, người bệnh có thể chườm lạnh lên các khớp để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh gout, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa tư vấn liệu trình điều trị theo từng giai đoạn bệnh.
3. Cách chăm sóc người bị gout thể nhẹ tại nhà
Bệnh gout là bệnh lý mạn tính, do vậy thời gian điều trị tại nhà rất quan trọng vừa giúp giảm bớt triệu chứng vừa phòng ngừa cơn gout cấp. Ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thận trọng trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
- Uống đủ nước: Việc không uống đủ nước có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao.
- Thận trọng trong việc ăn uống: Người bệnh cần cân đối việc nạp vào cơ thể các thực phẩm giàu purin (hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ…) và hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích. Thay vào đó nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin… vào thực đơn hàng ngày.
- Có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Việc vận động hàng ngày giúp tăng cường thể lực và tốt cho xương khớp. Một số môn thể dục được khuyến cáo là đi bộ, bơi lội, yoga…
4. Gout có chữa khỏi được không?
Bệnh gout được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau từ giai đoạn cấp đến giai đoạn có biến chứng nặng nề cần phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bệnh gout được chẩn đoán ở giai đoạn sớm có thể chữa trị ổn định bệnh hoàn toàn.
Có những bệnh nhân gout chữa ổn định được trong vòng 20 năm.
5. Lưu ý với người béo phì, đái tháo đường, mang bầu… khi bị gout
- Người béo phì bị gout: Những người béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Nếu người béo phì mắc gout cần phải giảm cân, duy trì BMI hợp lý. Tuy nhiên, quá trình giảm cân cũng như chế độ dinh dưỡng, tập luyện cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc giảm cân cũng giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
- Người đái tháo đường bị gout: Để điều trị tốt bệnh đái tháo đường kèm gout cần:
- Kiểm soát cân nặng, BMI hợp lý
- Kiểm soát đường máu, chỉ số acid uric đạt mục tiêu… nhằm kiểm soát các cơn gout cấp, biến chứng đái tháo đường.
- Uống đủ nước và ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa
- Phụ nữ mang thai bị gout: Bệnh gout rất dễ xảy ra khi phụ nữ mang thai, bởi sự thay đổi của nội tiết tố và trọng lượng cùng với việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng trong khi cơ thể không đào thải hết được các chất dư thừa sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu và lâu dần sẽ gây nên bệnh gout. Do đó, trong khi mang thai muốn tránh bệnh gout các mẹ bầu nên chú ý những điều dưới đây: Xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe, thư giãn tinh thần,…
6. Chi phí khám, chữa bệnh gout
Chi phí thăm khám và điều trị tùy thuộc vào từng cá thể bệnh nhân. Thông qua việc thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ có một số chỉ định xét nghiệm axit uric, dịch khớp và đánh giá chức năng thận.
Chi phí giá của các xét nghiệm phát hiện bệnh gout thường rơi vào mức từ 100.000 – 500.000 đồng tùy theo chỉ định.
Theo suckhoedoisong.vn