Nếu không theo dõi và điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đông y có chữa được suy tuyến giáp?

Theo y học cổ truyền, suy giáp thuộc phạm vi chứng "phù thũng" và "hư lao", có thể do các nguyên nhân như: Dương hư khí suy. Âm huyết hư tổn. Âm tụ huyết ứ.

Chứng nhẹ: Bệnh mới bắt đầu thường biểu hiện tỳ dương bất túc, khí huyết hư, phép trị chủ yếu là ôn trung kiện tỳ, ích khí bổ huyết. Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, đảng sâm 18g, bạch truật 24g, đương quy 12g, chích thảo 6g, sài hồ 6g, ba kích thiên 6g, kỷ tử 9g, trần bì 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Cho 750ml nước vào sắc kỹ còn 300ml nước thuốc chia uống 3 lần trong ngày. Uống kiên trì 2 tháng.

Suy giáp là một trong những tình trạng bệnh lý tuyến giáp phổ biến hiện nay

Suy giáp là một trong những tình trạng bệnh lý tuyến giáp phổ biến hiện nay.

Chứng trạng: Sử dụng bài thuốc gồm: Nhục thung dung 12g, sơn dược 20g, sinh hoàng kỳ 30g, đảng sâm 20g, quế chi 5g, tiên linh tỳ 12g, bổ cốt chỉ 12g, đương quy 12g, bạch thược 16g, xích thược 12g (sao), đơn sâm 12g, bạch linh 20g, trạch tả 20g, lộc giác sương 20g (sắc trước), chế phụ phiến 10g (sắc trước), quy bản 20g (sắc trước). Sắc uống cần kết hợp thuốc tân dược.

Chứng nguy: Phép trị phải hồi dương cố thoát, ích khí liễm âm, dùng bài sâm phụ thang: Nhân sâm 40g, phụ tử 8g, sinh khương 8g, sắc uống.

Xử trí khi bị suy giáp

Bệnh suy giáp gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm và hầu như khó có khả năng hồi phục như: lồi mắt, suy tim, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay thì có rất nhiều cách chữa suy giáp hiệu quả - sử dụng hormone thay thế là biện pháp chính trong cách chữa bệnh suy giáp.

Đây là loại thuốc có tính chất tương đồng với lượng hormone mà chính tuyến giáp gây ra. Thuốc này sẽ giúp bù đắp lại lượng hormon mà bị thiếu, giúp cân bằng lại cơ thể và làm giảm đi các triệu chứng của căn bệnh này. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc điều trị suy giáp để có thể kiểm soát tối ưu bệnh.

Một số loại thuốc thay thế hormone được sử dụng phổ biến cho người trưởng thành bao gồm: Liothyronine, Levothyroxine, Liotrix... Số lần sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào thời gian có tác dụng của thuốc. Với trường hợp trẻ bị suy giáp bẩm sinh thì thuốc Thyroxin là nhóm thuốc được áp dụng chủ yếu.

Ngoài ra, chỉ một số ít trường hợp sử dụng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp bị tai biến hoặc suy giáp thoáng qua, tình trạng viêm giáp sẽ có khả năng tự phục hồi cao và hầu như không cần phải điều trị.

Đối tượng dễ mắc bệnh suy giáp

  • Người mắc bệnh tự miễn – viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp hoặc do virus hay vi khuẩn kích hoạt cơ chế tấn công nhầm của cơ thể.
  • Người đã xạ trị.
  • Người điều trị cường giáp bằng I ốt phóng xạ.
  • Người đã phẫu thuật tuyến giáp. Loại bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp có thể khiến suy giáp vì lượng hormone tuyến giáp sẽ bị giảm hoặc thiếu hụt nghiêm trọng.
  • Tác dụng không mong muốn từ việc sử dụng một số loại thuốc.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt I ốt nghiêm trọng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
  • Rối loạn tuyến yên, do tuyến yên không thể sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH).
  • Tình trạng suy giáp do bẩm sinh.
  • Người mắc rối loạn vùng dưới đồi.
Bệnh suy giáp có có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào từng cá nhân, tiền sử bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào từng cá nhân, tiền sử bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh.

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào từng cá nhân, tiền sử bệnh và đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh. 

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến suy giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Grave thì không thể chữa khỏi hoàn toàn và thậm chí có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Người bệnh ngoài kiên trì dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thể giảm thiểu được tối đa bệnh suy giáp.

Những lưu ý khi điều trị suy giáp

Trong khi sử dụng các thuốc hormone thay thế, người bệnh sẽ có thể bị xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn do thuốc. Vì thế, để có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng chế độ dùng thuốc của bác sĩ điều trị và cần phải lưu ý những điều sau:

  • Không được tự ý sử dụng quá liều đã kê đơn của bác sĩ.
  • Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn: chất béo, tinh bột, khoáng chất, vitamin. Người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc như: sắn, cơm, ngô, khoai… Tránh sử dụng các loại thực phẩm như: đường kính, đường nhân tạo, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Suy giáp trong khi mang thai sẽ rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Vì vậy, với những người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở mà có ý định mang thai thì cần phải thực hiện các xét nghiệm để có thể chẩn đoán và phát hiện ra bệnh kịp thời.
  • Những cặp vợ chồng hiếm muộn cũng nên làm xét nghiệm hormone tuyến giáp.

Chi phí chữa suy giáp

Trong thời đại hiện nay, lĩnh vực y học đã phát triển nhiều phương pháp chữa trị cho suy giáp được áp dụng. Bệnh nhân có thể dựa vào tình trạng của họ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Các chi phí điều trị và chữa suy giáp như sau:

  • Chi phí khám và chụp hình chẩn đoán.
  • Chi phí phẫu thuật: mổ hở truyền thống, mổ nội soi.
  • Tiêm, đốt u tuyến giáp
  • Viện phí.

Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và sự lựa chọn về cơ sở y tế, chi phí cho khám, điều trị, chi phí ca phẫu thuật suy giáp tại các bệnh viện thường dao động từ 100.000 đồng - 3.000.000 đồng.

Theo suckhoedoisong.vn