leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài.

Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa Hè lại là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm.

1. Triệu chứng chân tay lạnh

Chân tay lạnh có một số dấu hiệu phổ biến như da chân, tay nhợt nhạt, xanh xao thậm chí chuyển sang màu hơi trắng; bàn chân hoặc bàn tay bị lạnh; tay chân bị tê hoặc ngứa ran, thô ráp, đen và dày hơn; da chân tay xuất hiện vết loét và mụn rộp hoặc bị phù; da tay và chân bị kéo căng hoặc cứng lên. 

Nếu bạn bị lạnh bàn tay và bàn chân mọi lúc, bất kể thời tiết bên ngoài hoặc nhiệt độ xung quanh bạn như thế nào, hãy đến gặp bác sỹ. Có thể có một bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn cần được điều trị.

Nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân đổi màu, khó thở hoặc đau tay hoặc chân, hãy đi khám. Chẩn đoán và điều trị chân tay lạnh sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

leftcenterrightdel
 (Ảnh: Getty images)

2. Nguyên nhân dẫn đến chân tay lạnh

Bàn chân lạnh thường do tiếp xúc quá lâu với môi trường lạnh. Nếu tình trạng này diễn ra quanh năm lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.

Thiếu máu thiếu sắt

Khi bạn bị thiếu máu thiếu sắt, các tế bào hồng cầu của bạn có thể không có đủ hemoglobin (protein giàu chất sắt) để vận chuyển ôxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Kết quả có thể là ngón tay và ngón chân lạnh.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Bệnh động mạch

Khi động mạch của bạn bị thu hẹp hoặc rối loạn chức năng, nó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân của bạn.

Bệnh tiểu đường

Khi mức đường trong máu tăng lên sẽ làm hẹp các động mạch, giảm lượng máu được truyền đến các mô, các chi; về lâu dài gây tổn thương hệ thần kinh ngoại biên và khiến chúng bị nóng, lạnh thất thường.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn hoạt động kém và không sản xuất đủ hormone tuyến giáp để giữ cho các chức năng trao đổi chất của cơ thể hoạt động bình thường. Cảm thấy lạnh là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.

Bệnh tim

Giống như bệnh tiểu đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.

leftcenterrightdel
 (Ành: Getty images)

Tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), đặc biệt là đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. Một trong những triệu chứng ban đầu của tổn thương thần kinh là cảm giác đau nhói ở chi như bị kim đâm.

Hội chứng Raynaud

Là tình trạng khiến ngón tay hoặc đôi khi các bộ phận khác của cơ thể bạn cảm thấy lạnh hoặc tê. Nó là kết quả của việc thu hẹp các động mạch ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn, khiến máu không thể lưu thông bình thường.

leftcenterrightdel
 (Ảnh: Shutterstock)

Thiếu vitamin B12

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thần kinh bao gồm cảm giác tay và chân lạnh, tê hoặc ngứa ran.

Rối loạn giấc ngủ

Thalamus là vùng điều chỉnh tình trạng thư giãn, tỉnh táo của con người nằm trong não bộ. Thalamus quyết định khả năng thức-ngủ và điều hòa thân nhiệt của chúng ta. Khi vùng này gặp rối loạn, cơ thể sẽ bị chứng rối loạn giấc ngủ, đồng thời cũng có thể khiến chân tay bị lạnh.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Chu kỳ kinh nguyệt

Ở phụ nữ, một số vấn đề về sinh lý như kinh nguyệt và hormone trong cơ thể bị thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ. Sự nhạy cảm của hệ hệ thần kinh này có thể làm mạch máu dưới da co lại, lượng tuần hoàn máu kém đi và sinh ra chân tay lạnh.

Hút thuốc lá

Khói thuốc lá có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh. Theo thời gian, các mạch máu hư hại có thể khiến tim khó bơm máu đến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là những bộ phận ở xa như ngón chân hoặc ngón tay.

3. Cách chữa bàn chân lạnh bằng thảo dược dân gian

Dân gian ta từ xưa cũng lưu truyền khá nhiều cách chữa bàn chân lạnh bằng những thảo dược dễ kiếm, có sẵn trong nhà.

Ngải cứu

Ngải cứu có thể dùng để chữa bàn chân lạnh. Lấy 30-50g ngải cứu tươi rửa sạch, đặt một nồi nước lên bếp cho sôi rồi cho ngải cứu vào nấu thêm 10 phút nữa sau đó pha thêm nước để nhiệt độ hạ xuống còn 40 độ C thì cho thêm nắm muối nhỏ vào khuấy đều, đợi hạ nhiệt rồi sau đó đem ngâm chân 15-20 phút.

leftcenterrightdel
(Ảnh: Getty images) 

Gừng tươi

Bạn lấy 20-30g củ gừng tươi đập dập và đun sôi với 1,5 lít nước. Tuy nhiên, bạn cần đậy nắp kín trong khoảng thời gian này để các khí ấm từ củ gừng không bị bay hơi. Sau đó thêm chút muối và pha thêm nước lạnh cho đến khi nhiệt độ chỉ còn khoảng 40 độ C thì cho chân vào ngâm đến khi nước không còn ấm nữa là dừng.

Thủy liệu pháp

Cách chữa bàn chân lạnh bằng thủy liệu pháp đơn giản là lấy một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh để ngâm chân luân phiên, mỗi chậu khoảng 10-15 phút sau đó lau khô chân rồi đi tất vào. Làm như vậy 1 lần/ngày.

Tốt nhất bạn nên thực hiện cách này đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để lưu thông máu được cải thiện nhờ đó mà chữa bàn chân lạnh hiệu quả. Bạn nhớ phải lau khô chân bằng khăn mềm.

4. Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh bằng cách nào?

Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng.

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh.

Lựa chọn trang phục: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh. Hạn chế mặc quần áo bó sát.

Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh.

Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.

Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.

Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn./.

Theo vietnamplus