|
|
Chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm. Đồ hoạ: Thiện Nhân |
Tiến sĩ Brunda MS, Cố vấn Nội khoa, Bệnh viện Aster CMI, Bengaluru (Ấn Độ) - cho biết: “Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch gây ra. Mặc dù tình trạng viêm là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành và chống lại nhiễm trùng, nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của nó. Đôi khi, hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn hoặc phản ứng thái quá. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh và các cơ quan theo thời gian, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau”.
Các loại bệnh viêm nhiễm
Theo Tiến sĩ Brunda MS, các bệnh viêm nhiễm xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động không bình thường, gây ra tình trạng viêm mạn tính ở nhiều mô và cơ quan khác nhau.
Các bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp (ảnh hưởng đến khớp), lupus (có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau) và bệnh viêm ruột (ảnh hưởng đến ruột).
Bệnh ngoài da: Chàm và bệnh vẩy nến đều là những bệnh viêm da, có thể gây ra nhiều tác nhân và triệu chứng khác nhau.
Các bệnh về hô hấp: Hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) liên quan đến tình trạng viêm ở đường hô hấp, dẫn đến khó thở.
Bệnh tim mạch: Viêm gây tắc nghẽn động mạch, có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Rối loạn tiêu hóa: Bệnh viêm ruột (IBD), bao gồm bệnh crohn và viêm loét đại tràng, có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính ở đường tiêu hóa.
Chế độ ăn uống và nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm
Tiến sĩ Brunda MS cho biết: “Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hoặc đường tinh luyện có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều hơn các phân tử gây viêm, đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân”.
Axit béo omega-3: Tiêu thụ axit béo omega-3 có trong hải sản như cá hồi, cá ngừ và cá mòi, sẽ giúp giảm viêm, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao miễn dịch.
Chất béo lành mạnh: Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Chất xơ: Chất xơ là thành phần quan trọng cho sức khỏe đường ruột, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giúp giảm viêm trong hệ tiêu hóa.
Theo laodong