leftcenterrightdel
Điện thoại có thể trực tiếp gây ra sự phân tâm cho bộ não hoặc khiến não sinh ra sự phân tâm. Ảnh minh học:iStock

Theo Channel News Asia (CNA), dù để chế độ im lặng, điện thoại chỉ cần xuất hiện trước mắt con người cũng có thể khiến họ phân tâm. Theo nhiều ước tính khác nhau, trung bình một người kiểm tra điện thoại 85 lần/ngày, mỗi 15 phút/lần.

Theo đó, cứ mỗi 15 phút, não lại bị phân tâm một lần vì điện thoại. Và mỗi người sau đó cũng cần thêm vài phút để hoàn toàn tập trung trở lại vào công việc bị điện thoại làm phân tâm.

Hai kiểu gây phân tâm

Theo bà Sharon Horwood, Giảng viên Cao cấp về Tâm lý học tại ĐH Deakin, điện thoại gây ra 2 kiểu phân tâm. 

Tiếng thông báo điện thoại được gọi là "sự phân tâm ngoại sinh", chỉ một yếu tố bên ngoài xung quanh con người làm phân tâm họ. Con người đã sinh ra phản xạ có điều kiện là cảm thấy hồi hộp khi nghe tiếng chuông thông báo.

Nếu điện thoại để chế độ im lặng, chúng vẫn sẽ là "một sự phân tâm nội sinh". Nhiều người đang tập trung làm việc nhưng mắt thấy điện thoại, họ lại cầm nó lên để kiểm tra thông báo dù điện thoại không reo. Trong trường hợp này, con người mong đợi những thứ họ quan tâm khi nhìn vào điện thoại. Vì thế, họ không cần đợi thông báo mới kiểm tra điện thoại.

Hãy để bộ não nghỉ ngơi

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy thông báo đẩy điện thoại liên quan đến việc giảm năng suất làm việc, kém tập trung và gây phân tâm tại môi trường công sở và trường học.

Kết quả của một nghiên cứu về sóng não đã chỉ ra những người dành nhiều thời gian trên điện thoại có ít khả năng hồi phục sự tập trung hơn so với nhóm đối tượng còn lại.

Ngoài ra, thông báo điện thoại có thể khiến nhiều người thấy căng thẳng vì bị áp lực phải phản hồi. Ngoài ra, điện thoại thông minh liên tục đẩy thông báo cũng gia tăng nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) ở nhiều người.

Không những vậy, người thường xuyên sử dụng điện thoại một cách không hiệu quả có thể có mức độ hạnh phúc thấp hơn.

Do vậy, việc chuyển điện thoại sang chế độ im lặng có thể không khắc phục được tật hay kiểm tra điện thoại ở nhiều người.

Bà Horwood gợi ý độc giả nên tắt tất cả thông báo không cần thiết nếu muốn bắt đầu giảm số lần kiểm tra điện thoại.

Đầu tiên, nên để điện thoại ở một căn phòng khác, đặc biệt là lúc ngủ. Thông báo điện thoại có thể khiến nhiều người khó ngủ và đánh thức họ.

Thứ hai, suy nghĩ về tác dụng của việc kiểm tra điện thoại ngay lúc mình muốn.

"Ví dụ, khi xoay người lấy điện thoại kiểm tra, bạn nên dừng lại và tự hỏi bản thân liệu hành động này có mục đích nào khác hay chỉ đơn giản là bạn đang bị phân tâm", bà cho biết.

Thứ ba, hãy thử phương pháp Pomodoro để tập trung vào một nhiệm vụ.

Bạn nên chia nhỏ thời gian, dành 25 phút để bản thân tập trung, sau đó tự thưởng cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngắn khoảng 5 phút để kiểm tra điện thoại của bạn. Thời gian tập trung có thể tăng dần, tỷ lệ thuận với thời gian nghỉ.

Theo bà Horwood, việc học cách tập trung có thể mất nhiều lời gian đối với những người hay cắm mặt vào điện thoại.

Theo zingnews