Hậu Covid-19 đang là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu vì có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh.
Các tình trạng sau COVID có thể bao gồm một loạt các vấn đề sức khỏe, những tình trạng này có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc lâu hơn. Bất kỳ ai đã bị nhiễm virus gây ra COVID-19 đều có thể gặp phải các tình trạng hậu COVID, ngay cả những người bị bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng.
1. Nghiên cứu về triệu chứng mới của hậu Covid-19
Một nghiên cứu được thực hiện ở những thanh niên từ 18–30, không nằm viện, không tiêm chủng. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người này có nguy cơ cao mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và các biến chứng tim mạch có thể xảy ra sau khi nhiễm COVID.
Những người tham gia được chia thành bốn nhóm: nhóm đối chứng (tức là về mặt huyết thanh học âm tính), nhóm nhiễm trùng không có triệu chứng (tức là dương tính về mặt huyết thanh nhưng không có triệu chứng), nhóm COVID-19 không gần đây (> 180 ngày kể từ khi xét nghiệm PCR dương tính) và nhóm COVID-19 gần đây (≤180 ngày kể từ khi xét nghiệm PCR dương tính). Tổng cộng có 501 người tham gia nghiên cứu, trong đó 29 người là nữ.
Bài báo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm Lancet cho biết, có xu hướng đáng kể đối với một loạt các rối loạn chuyển hóa ở những người tham gia trong nhóm COVID-19 không gần đây so với những người trong nhóm đối chứng.
|
|
Cholesterol trong máu cao, lo lắng co thể là dấu hiệu mới của hậu Covid (Ảnh: Internet) |
Nghiên cứu còn cho thấy nhóm này có chỉ số BMI cao hơn, ngưỡng ưa khí thấp hơn và cholesterol trong máu cao hơn. Tổng cộng có 177 người trong nhóm này. Những người tham gia cũng cho biết mệt mỏi hơn.
Theo đó nữa, những người tham gia nhóm COVID gần đây cho thấy cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, gặp những bất ổn về tâm lý hơn so với những người không thuộc nhóm gần đây.
Nghiên cứu đi đến kết luận
Một loạt các chỉ số BMI tăng, rối loạn lipid máu và giảm sức bền thể chất cho thấy rằng những người trẻ khỏe mạnh trước đây vẫn có thể có nguy cơ phát triển các rối loạn chuyển hóa và các biến chứng tim mạch có thể tăng lên sau Covid-19.
Tuy nhiên, những người trẻ tuổi, khỏe mạnh, không phải nhập viện, mắc Covid-19 nhẹ phần lớn hồi phục nhanh hơn so với những người lớn tuổi, có bệnh nền hoặc những người phải nhập viện.
2. Trường hợp nhiễm Covid-19 nhẹ vẫn có thể bị hậu COVID
Nghiên cứu nhấn mạnh rằng ngay cả những trường hợp nhiễm trùng nhẹ cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hậu Covid, có thể kéo dài đến 180 ngày như mệt mỏi, hạ huyết áp, ảnh hưởng tâm lý và tác động trong thời gian ngắn đến khả năng sinh sản của nam giới.
Theo CDC, tiêm vắc-xin đầy đủ có khả năng chống lại COVID-19 có thể giúp ngăn ngừa nhiễm Covid trở nặng, giảm nguy cơ mắc các triệu chứng Covid kéo dài.
3. Triệu chứng phổ biến của Covid-19 kéo dài
Những người mắc các tình trạng sau COVID có thể mắc một loạt các triệu chứng hậu Covid-19 hơn bốn tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Đôi khi các triệu chứng thậm chí có thể biến mất hoặc tái phát trở lại.
Theo CDC, những người gặp phải tình trạng COVID kéo dài thường báo cáo nhất là:
- Mệt mỏi
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau nỗ lực thể chất hoặc tinh thần (còn được gọi là "tình trạng khó chịu sau gắng sức")
- Sốt
- Khó thở hoặc thở gấp
- Ho
- Tức ngực
- Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch
|
|
Tức ngực, khó thở, tim đập nhanh là dấu hiệu phổ biến của Covid kéo dài (Ảnh: Internet) |
- Khó suy nghĩ hoặc tập trung (đôi khi được gọi là "sương mù não")
- Đau đầu
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Choáng váng
- Thay đổi mùi hoặc vị
- Trầm cảm hoặc lo lắng
- Triệu chứng tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, đau bụng
- Đau khớp hoặc cơ
- Phát ban
- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Một số người, đặc biệt là những người bị COVID-19 nặng, bị ảnh hưởng đa cơ quan hoặc tình trạng tự miễn dịch với các triệu chứng kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị bệnh COVID-19. Tác động đa cơ quan có thể liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể, bao gồm tim, phổi, thận, da và não. Những người đã nhiễm COVID-19 có thể có nhiều khả năng phát triển thêm một số vấn đề về sức khoẻ như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc tình trạng thần kinh so với những người không nhiễm COVID-19.
4. Những ai dễ bị hậu Covid-19 nặng
Bất kỳ ai cũng có thể bị hậu Covid, nhưng nhóm đối tượng có thể gặp nhiều rủi ro hơn các nhóm khác do Covid kéo dài:
Những người đã trải qua bệnh COVID-19 nghiêm trọng, đặc biệt là những người đã nhập viện hoặc cần chăm sóc đặc biệt.
Những người có tình trạng sức khỏe yếu trước khi bị COVID-19.
Những người không tiêm chủng ngừa COVID-19.
Những người gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (MIS) trong hoặc sau khi bị bệnh COVID-19.
5. Làm thế nào để phục hồi hậu COVID?
Để cải thiện tình trạng hậu Covid-19, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao nhẹ nhàng, cụ thể:
5.1. Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hội chứng sau COVID-19. Các dưỡng chất, vitamin có trong thực phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng và thúc đẩy sức khỏe cả về thể chất và tâm lý.
Duy trì đủ khối lượng cơ và sức mạnh là điều quan trọng để sống khỏe mạnh, liệu pháp dinh dưỡng để phục hồi khối lượng cơ là một khía cạnh quan trọng trong việc quản lý hội chứng sau COVID-19. Mà bổ sung protein, creatine, leucine có thể tăng khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp ở những bệnh nhân sau hội chứng COVID-19, do đó giúp phục hồi thể chất nhanh hơn.
Một số thực phẩm giàu protein, creatine, leucine như hạt vừng, yến mạch, đậu phộng, trứng, đậu lăng, bông cải xanh, hạnh nhân, …
Bệnh nhân bị COVID-19 có những thay đổi trong thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột, đặc biệt các trường hợp cần sử dụng kháng sinh, và điều này có thể gây ra những hậu quả cả ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe thể chất và tâm lý. Vì vậy, những bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 nên bổ sung protein, chất béo, carbohydrate tiêu hóa và không tiêu hóa, probiotics và polyphenol. Sữa chua là thực phẩm tuyệt vời để bạn lựa chọn sau khi bị Covid-19.
|
|
Bổ sung dưỡng chất và vitamin giúp cải thiện triệu chứng hậu Covid-19 hiệu quả (Ảnh: Internet) |
Bổ sung các dưỡng chất và vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B, natri, magiê, kẽm, axit folic, l-carnitine, l-tryptophan, axit béo thiết yếu và coenzyme Q10 đã được chứng minh (1) có thể giúp kiểm soát, giảm bớt hội chứng mệt mỏi hậu COVID-19. Một số thực phẩm giàu dưỡng chất này có trong thực phẩm như trái cây, rau xanh, cá, thịt gà, các loại hạt, …
Ngoài ra, một chế độ ăn uống lành mạnh giàu trái cây, rau củ và các thành phần hợp chất hoạt tính sinh học như axit béo omega-3, với lượng chất béo chuyển hóa thấp và carbohydrate tinh chế, có thể cải thiện sức khỏe tâm lý đối với những người bị ảnh hưởng tâm lý sau hậu Covid như lo lắng, chán nản, mệt mỏi, …
5.2. Duy trì lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng hậu Covid hiệu quả. Các bạn nên duy trì một số thói quen tốt như:
- Ngủ sớm, hạn chế thức khuya, dùng điện thoại vì có thể làm bạn khó đi vào giấc ngủ, gây ra tình trạng mất ngủ.
- Không nên hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có ga hoặc có chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, những bệnh nhân sau Covid vẫn còn ảnh hưởng đến sức khoẻ nên hạn chế vận động, thể dục quá sức. Chẳng hạn, lựa chọn các bài tập như đi bộ, yoga, thiền, ... mỗi ngày chỉ nên dành 15 đến 30 phút. Khi cơ thể đã kịp thích ứng, dần dần có thể thay đổi tần suất mạnh hơn, dành nhiều thời gian hơn.
Kết luận lại, hậu Covid bao gồm rất nhiều triệu chứng, mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Nhưng việc xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, sống khoa học sẽ hỗ trợ phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.
Nguồn tham khảo:
- Coronavirus: High cholesterol, anxiety, weight gain in young people might be an indicator of long COVID, says Lancet study
- Long COVID or Post-COVID Conditions
- Dietary Recommendations for Post-COVID-19 Syndrome
Vân Anh