1. Nguyên nhân gai cột sống

Gai cột sống là căn bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh do các nguyên nhân:

- Tuổi tác: tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thoái hóa dần, trong đó có cả phần gai cột sống.

- Do các thói quen sinh hoạt không đúng: ngồi không đúng tư thế, đứng ngồi quá lâu hay thói quen thường xuyên mang vác đồ vật nặng… sẽ gây tổn thương lên cột sống.

- Do viêm khớp: Viêm xương khớp sẽ khiến cho bề mặt của xương bị nhô ra ngày càng nhiều tạo điều kiện để hình thành các gai.

- Do sự lắng đọng canxi.

- Do chấn thương: Những chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp sẽ khiến cho xương bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng hình thành nên các gai.

- Thoái hóa cột sống: Gai được hình thành, phát triển do sự biến đổi của các tổ chức ở xung quanh đĩa đệm và hình thái của cột sống.

photo-1661306248133
 

Đau thắt lưng là dấu hiệu nhận biết gai cột sống.

2. Dấu hiệu gai cột sống

Dấu hiệu bệnh gai cột sống hay gặp sớm nhất là cảm giác đau và khó chịu ở một hoặc nhiều phần thân thể như cổ, lưng… đặc biệt khi vận động.

  • Đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân và háng. Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần. Đau tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, xoay người, cúi xuống…
  • Khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Mất cân bằng, người bệnh thường cúi về trước hoặc ngửa ra sau.

Để đánh giá một người có bị gai ở cột sống không và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ cần đến kết quả chụp X-quang.

3. Gai cột sống có nguy hiểm không?

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gai cột sống sẽ không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, sẽ gây những biến chứng khiến sức khỏe của người bệnh sụt giảm nghiêm trọng:

- Tổn thương dây thần kinh tọa: Tình trạng gai xương chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra các cơn đau nhức ở hông, mông, đùi, cẳng chân... ảnh hưởng đến di chuyển, vận động của người bệnh. Trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến teo cơ, rối loạn cảm giác hoặc rối loạn tiểu tiện gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt.

 Thoát vị đĩa đệm: gai xương phát triển quá mức, đĩa đệm người bệnh có thể ảnh hưởng gây rách bao xơ hoặc hoặc thoát vị gây nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động của người bệnh

- Đau dây thần kinh liên sườn: sẽ gây nên các cơn đau dây thần kinh liên sườn đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài.

- Tứ chi mất cảm giác hoặc yếu đi: Đây là biến chứng nặng nhất của gai cột sống. Tình trạng này xảy ra do gai xương chèn ép quá mức vào tủy sống hoặc rễ dây thần kinh.

4. Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Cần thăm khám và để bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị gai cột sống phù hợp với từng bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định:

Sử dụng thuốc

Khi bị gai cột sống, bác sĩ có thể sẽ kê toa một số loại thuốc sau nhằm giúp giảm đau: Acetaminophen hoặc paracetamol, Ibuprofen, Naproxen. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tạm thời.

Mặt khác, việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ: đau dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, loãng xương…; Người mẫn cảm với steroid sẽ phát sinh phản ứng dị ứng.

Vật lý trị liệu

Đây là cách chữa bệnh gai cột sống an toàn và hiệu quả, trị liệu bằng sóng ngắn, hồng ngoại… kết hợp các bài tập phục hồi giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh.

Tập luyện nhẹ nhàng

Để giảm các chứng đau do gai cột sống, người bệnh có thể tập luyện nhẹ nhàng tại nhà như: đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ…

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng hoặc thuốc kê đơn không đem lại kết quả điều trị có thể cần đến phẫu thuật loại bỏ gai xương hình thành ở cột sống.

Tuy nhiên liệu pháp này không được các bác sĩ khuyến khích, bởi:

  • Rủi ro phát sinh biến chứng trong và sau khi mổ tương đối cao;
  • Chỉ hỗ trợ giảm đau, gai xương sau khi cắt bỏ vẫn có nguy cơ tái phát mọc ra chồi xương khác;
  • Chi phí phẫu thuật không nhỏ khiến người bệnh khó tiếp cận biện pháp trên.

Gai cột sống có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

Nên bổ sung thực phẩm lành mạnh để phòng bệnh.

5. Cách phòng ngừa gai đốt sống

Để phòng ngừa hình thành gai đốt sống cần:

  • Bổ sung chất xơ, vitamin D và các thực phẩm lành mạnh trong bữa ăn hằng ngày.
  • Hạn chế hút thuốc và tránh xa những thực phẩm gây tăng cân.
  • Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu.
  • Tránh chơi những môn thể thao quá sức (cử tạ, thể dục dụng cụ, hít đất…) hoặc mang vác vật nặng.

Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở vùng cột sống, nên đến thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh gai cột sống phù hợp nhằm tránh bệnh tiến triển nặng.

Theo suckhoedoisong.vn