leftcenterrightdel
 

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng cụ thể. Phấn hoa là chất gây dị ứng phổ biến nhất trong viêm mũi dị ứng theo mùa, nhất là vào thời gian giao mùa.

Có nhiều cách để cải thiện triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng, trong đó dùng mật ong là cách được nhiều người áp dụng. Vậy mật ong có tác dụng thực sự trong quá trình điều trị và làm giảm triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng không?

1. Triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi dị ứng bao gồm:

- Hắt xì

- Sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi

- Ho

- Đau hoặc ngứa cổ họng

- Ngứa mắt, chảy nước mắt

- Đau đầu thường xuyên

- Mệt mỏi

- Quầng thâm dưới mắt

Đối với những trường hợp bị hen suyễn, chàm, viêm da cơ địa, nổi mày đay khi bị viêm mũi dị ứng, nội soi có thể thấy niêm mạc mũi nhợt màu, phù nề, nước mũi trong.

leftcenterrightdel
 Hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng phổ biến khi bị viêm mũi dị ứng - Ảnh: ST

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong được không?

Mật ong được ứng dụng rất nhiều trong y học nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hoá, chống viêm. Hơn nữa, mật ong có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị và làm giảm triệu chứng một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm.

Mật ong giàu chất chống oxy hóa flavonoid và polyphenol có tác dụng kháng viêm một cách tự nhiên, mà viêm mũi dị ứng là một tình trạng viêm.

Ngoài ra, mật ong có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều đó có thể hữu ích nếu bạn bị dị ứng vì hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bạn chống lại vi khuẩn, virus, chất ô nhiễm, mạt bụi và các vi sinh vật khác có thể gây ra các triệu chứng dị ứng.

Theo một nghiên cứu năm 2013 ở Malaysia, những người bị viêm mũi dị ứng được sử dụng mật ong và thuốc kháng histamin. Kết quả là trong vòng 4 tuần đầu tiên, họ đều thấy được sự cải thiện các triệu chứng. Sau khi ngừng điều trị 1 tháng, các triệu chứng của họ vẫn được cải thiện khá tốt.

Mặc dù theo nghiên cứu, mật ong có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mũi, nhưng lượng mật ong cần tiêu thụ khá lớn. Nên điều đó dường như không khả quan với thực tế, đặc biệt đối với những người cần theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể.

Nhìn chung, vai trò của mật ong trong việc điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng còn nhiều tranh cãi. Nên trước khi áp dụng phương pháp này, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

leftcenterrightdel
 Vai trò của mật ong trong việc điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng còn nhiều tranh cãi - Ảnh: ST

3. Một số cách dùng mật ong hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng

3.1. Dùng mật ong nguyên chất

Cách làm này rất đơn giản, các bạn có thể uống trực tiếp 1 thìa mật ong nguyên chất hoặc pha 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm. Thực hiện 2 lần/ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

3.2. Kết hợp mật ong và nghệ

Nghệ có đặc tính chống viêm nhờ hoạt chất curcumin. Chất này giúp giảm các kích ứng ở mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi và họng.

Để áp dụng phương pháp này, các bạn hòa tan 1 muỗng tinh bột nghệ với nước ấm. Sau đó hòa thêm 1 muỗng mật ong là có thể thưởng thức.

Mọi người có thể áp dụng cách lần 2 lần/ngày đến khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.

3.3. Dùng mật ong và gừng tươi

Trong gừng tươi có chứa chất gingerol, có tác dụng chống viêm và chống oxy hoá. Khi kết hợp gừng với mật ong có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sưng và kích ứng niêm mạc mũi, mắt và họng.

Cách thực hiện khá đơn giản, các bạn làm sạch và cạo vỏ gừng, thái thành từng lát nhỏ. Sau đó ngâm gừng cùng với 1 cốc nước sôi trong vòng 5 phút. Khi các dưỡng chất từ gừng đã ra, cho thêm 1 muỗng mật ong là hoàn thành.

leftcenterrightdel
 Gừng tươi có tác dụng chống oxy hoá, kháng viêm, khi kết hợp với mật ong sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng - Ảnh: ST

3.4. Mật ong và quế

Cinnamaldehyde trong quế có tác dụng kháng viêm hiệu quả, ngăn chặn cơ thể phản ứng với một số dị nguyên cụ thể.

Cách làm như sau: Bạn có thể lấy một mảnh quế làm sạch, giã nhỏ, ngâm với nước sôi trong vòng 5 phút. Sau đó, lọc bỏ cặn quế, pha thêm một muỗng mật ong nguyên chất. Mỗi ngày bạn có thể thưởng thức một ly trà quế và mật ong như này, nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài.

3.5. Kết hợp mật ong và tỏi

Tỏi có chứa allicin, lưu huỳnh và một số dưỡng chất khác có đặc tính kháng khuẩn, chống lại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn.

Để áp dụng phương pháp này, mọi người có thể tham khảo hướng dẫn sau: Đầu tiên, bóc sạch tỏi và xếp và hũ thủy tinh, đổ mật ong sao cho ngập kín mặt tỏi. 3 ngày sau nên mở nắp và khuấy đều tỏi. Sau 1 tuần là bạn có thể sử dụng.

Mặc dù có những tác dụng nhất định trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau trước khi sử dụng mật ong:

- Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

- Mật ong có thể gây dị ứng nghiêm trọng nên trước khi sử dụng mật ong, hãy dùng với lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể

- Những người đang dùng thuốc do bệnh mãn tính hoặc bệnh lý khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Một số biện pháp khác cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng

Bên cạnh viện dùng mật ong, những người bị viêm dị ứng có thể thực hiện một số biện pháp khác để làm giảm triệu chứng, giúp cơ thể thoải mái hơn:

- Vệ sinh mũi 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý

- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, máy lạnh,…

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và quercetin. Tránh các đồ ăn sống, tanh, rượu, bia, thuốc lá,…

- Những trường hợp nghiêm trọng hơn nên dùng thêm thuốc điều trị như thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi,… nên dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Nhìn chung, viêm mũi dị ứng là tình trạng dễ bị tái phát và xảy ra quanh năm. Mật ong chưa được chứng minh một cách khoa học để chữa viêm mũi dị ứng nhưng có thể hỗ trợ làm giảm một vài triệu chứng của bệnh. Nhưng để đảm bảo an toàn, những người bị viêm mũi dị ứng trước khi sử dụng mật ong nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vân Anh (Nguồn: Verywellhealth.com)