Chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản Chisato Hirai chỉ ra rằng do sự cân bằng nội tiết tố và trạng thái của cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt khá khác so với bình thường, nên tránh 3 loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh và khiến máu kinh bị ứ tắc:
Đồ ăn lạnh
Ăn kem, uống nước lạnh... khi đang "đèn đỏ" sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến suy giảm quá trình tuần hoàn máu. Khi máu kinh không thể thải ra ngoài thuận lợi sẽ khiến tình trạng đau nhức sinh lý nghiêm trọng hơn. Ngoài đồ ăn lạnh, đồ uống có nhiều caffeine như cà phê, trà xanh đậm đặc, trà đen cũng không thích hợp dùng lúc này.
Đồ ăn sẵn
Trong kỳ kinh nguyệt, tốt hơn hết là không nên ăn đồ chế biến sẵn. Việc bổ sung quá nhiều có thể khiến máu lưu thông kém và khiến cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo, bánh ngọt… sẽ phá hủy sự cân bằng nội tiết tố và có thể làm trầm trọng thêm các cơn đau sinh lý. Nếu bạn thèm chút gì đó ngọt ngào trong ngày "đèn đỏ", hãy ăn một số loại trái cây.
4 chất dinh dưỡng chính bạn nên bổ sung trong kỳ kinh nguyệt
Trong kỳ kinh nguyệt, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để không làm tình trạng khó chịu của bạn trở nên trầm trọng hơn, chuyên gia dinh dưỡng Chisato Hirai cũng khuyến cáo mọi người nên tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng sau trong kỳ kinh nguyệt:
Vitamin B: Giúp tạo máu
Có 8 loại vitamin B, mỗi loại có tác dụng khác nhau trong cơ thể và có thể phối hợp với nhau. Do đó, tốt nhất là không nên bổ sung riêng một loại mà nên bổ sung đầy đủ từng loại, kể cả trong thời kỳ kinh nguyệt.
Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật rất giàu vitamin nhóm B và vitamin B12 được hấp thụ qua thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh nguyệt, do thức ăn động vật sẽ làm tăng tiết estrogen khiến tình trạng đau bụng kinh trầm trọng hơn nên chị em cần lưu ý không dùng quá liều. Ngoài ra, nếu bạn muốn mang thai, axit folic (một trong những vitamin B) là dưỡng chất rất quan trọng, nên tích cực bổ sung từ trước khi mang thai.
Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan Gao Minmin cũng cho biết vitamin B1, B2, B6 và axit folic có thể giúp phụ nữ trải qua kỳ kinh nguyệt một cách suôn sẻ. Khi cơ thể con người tạo ra heme, nó cũng cần đến sự hỗ trợ của vitamin nhóm B. Các vitamin như B6, B12 và axit folic có liên quan mật thiết đến chức năng tạo máu. Nên bổ sung vitamin B bằng các loại rau xanh đậm, gan, cá, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt.
Kẽm: Giúp dưỡng da và tăng cường sức khỏe cho da
Kẽm kết hợp với vitamin B6 làm cho các hormone hoạt động tốt. Kẽm có thể được lấy từ động vật có vỏ, thịt đỏ và gan. Ngoài ra, vấn đề mụn sinh lý liên quan đến kinh nguyệt cũng khiến một số chị em gặp tình trạng da mặt bóng nhờn, lỗ chân lông nở to, nổi nhiều mụn hơn trước kỳ kinh nguyệt.
Mặc dù khó tránh khỏi các phản ứng sinh lý trên, nhưng việc bổ sung kẽm vừa phải có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Không chỉ kích hoạt các enzym trong cơ thể mà kẽm còn duy trì các mô biểu mô và màng nhầy, giúp tổng hợp protein trong mô da và tăng sức khỏe cho da.
Canxi và magiê: Giúp giải quyết những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm và lo lắng
Nhiều người luôn có tâm trạng không vui, chán nản và cáu gắt trong kỳ kinh nguyệt. Lúc này, nếu canxi và magie không đủ sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng khó chịu khi đến kỳ kinh nguyệt, khiến người bệnh suy nhược, bồn chồn, cáu gắt, suy nhược cơ thể. Nên bổ sung canxi qua sữa và các sản phẩm từ sữa, magie có nhiều trong các sản phẩm từ đậu nành và nước ép rau xanh.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Chisato Hirai chỉ ra thêm rằng những người ăn ít bữa hơn sẽ bị tăng cảm giác lo lắng và các cảm xúc khó chịu khác. Đặc biệt, những người không ăn sáng thường có cảm xúc tiêu cực mạnh như lo lắng và không thể bình tĩnh. Vì vậy, đừng quên ăn uống đầy đủ trong kỳ kinh nguyệt.
Minh Minh