Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Samantha Nazareth, làm việc tại New York (Mỹ) cho biết: Cả cà phê và đi bộ đều có tác dụng kích thích ruột. Kết hợp cả hai khiến bạn có nhiều khả năng phải đi ngoài ngay.

Coi chừng không kịp trở tay nếu kết hợp uống cà phê và đi bộ - Ảnh 1.

Cà phê là một trong những loại đồ uống được yêu thích nhất

Shutterstock

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa về bệnh đại tràng Diseases of the Colon & Rectum cho thấy uống đồ uống có chứa caffein dẫn đến nhu cầu đi ngoài sớm hơn so với uống đồ uống không chứa caffein. Nguyên nhân là do caffein khiến cơ ruột co thắt.

Tiến sĩ Kate Scarlata, chuyên gia sức khỏe đường ruột hàng đầu của Mỹ, cho biết: Không phải chỉ caffein mới là thủ phạm. Mà cà phê kích thích giải phóng hoóc môn gastrin trong dạ dày và cholecystokinin từ ruột non. Gastrin làm tăng chuyển động của ruột kết và cholecystokinin giải phóng mật và các enzym tiêu hóa, bắt đầu quá trình tiêu hóa. Cà phê cũng kích thích axit dạ dày giúp di chuyển thức ăn qua hệ thống.

Trong khi đó, đi bộ giúp kích hoạt các cơ cốt lõi và tiêu hóa. Tiến sĩ Niket Sonpal, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, đang làm việc tại Mỹ, nói rằng: Chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng cũng làm co thắt cơ bụng, giúp đi ngoài đều đặn.

Coi chừng không kịp trở tay nếu kết hợp uống cà phê và đi bộ - Ảnh 2.

Đi bộ làm co thắt cơ bụng, giúp đi ngoài đều đặn

Shutterstock

Để phòng trường hợp trên xảy ra, có một vài cách bạn có thể sử dụng:

Tránh uống cà phê trong khi đi bộ hoặc sát giờ đi bộ. Bác sĩ Nazareth khuyên nên đợi cho đến khi xong việc vệ sinh buổi sáng rồi hãy ra ngoài đi dạo.

Chỉ uống 1 tách cà phê duy nhất. Cách này giúp không hấp thụ quá nhiều caffein hay kích thích nhiều axit thúc đẩy tiêu hóa.

Tránh xa sữa và kem. Bác sĩ Nazareth cho biết lactose trong sữa có thể kích thích nhu động ruột, đặc biệt ở người không dung nạp lactose.

Theo Thanh niên