1. Tổng quan về còi xương
+ Còi xương là gì
Còi xương (Rickets) là một dạng rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em do thiếu nhiều vitamin D, canxi hoặc phốt-pho trong cơ thể. Bệnh sẽ làm xương mềm và suy yếu, dẫn đến trẻ phát triển chậm về cả thể chất và trí tuệ.
Một số dạng rối loạn di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến nồng độ phosphate thấp trong xương và dẫn đến còi xương. Ngoài ra, còi xương có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành, được gọi là nhuyễn xương (osteomalacia).
+ Nguyên nhân còi xương
- Thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân chủ yếu gây ra còi xương. Nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếm 80% và 20% từ các nguồn thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và thực vật (đậu, nấm).
- Do rối loạn chuyển hóa vitamin D, khiến không đủ vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương
- Thiếu vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất phốt-pho, kẽm, magie là những thành phần của xương
- Da đen – đây là màu da sản xuất ít Vitamin D
Mẹ thiếu hụt vitamin D trong lúc mang thai
- Sinh non
- Một số loại thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus dùng trong điều trị nhiễm HIV sẽ tác động vào khả năng sử dụng vitamin D của cơ thể
- Ăn kiêng hoặc ăn uống thiếu chất
+ Các dạng còi xương
- Bệnh còi xương bào thai: thường gặp ở trẻ sinh non, sinh đôi, sinh ba - do mẹ mang bầu ít ra ngoài trời, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ có nhu cầu vitamin D cao gấp 3 lần bình thường (nhất là ở 3 tháng cuối cùng), nên các mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D kịp thời, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng còi xương cho con.
- Bệnh còi xương sớm ở trẻ dưới 6 tháng: do phụ huynh không cho bé tiếp xúc với ánh sáng, kiêng nắng, gió sau sinh. Một số bà mẹ còn kiêng ăn cả những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá… làm cho sữa mẹ thiếu hụt canxi trầm trọng.
- Còi xương ở trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: là chứng bệnh phổ biến nhất. Bên cạnh nguyên nhân thiếu ánh sáng, bé bị còi xương còn do bố mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc chưa đúng cách, ăn không đầy đủ chất đạm, chất béo, khiến bé bị còi xương và suy dinh dưỡng.
Phụ huynh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để tránh bệnh còi xương.
2. Dấu hiệu trẻ bị còi xương
- Toàn thân: Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng
- Tại xương sọ: Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau.
- Tại xương chi: Chi cong, vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. Dẫn đến trẻ chậm phát triển vận động như muộn biết bò, biết đi.
- Thần kinh: Trẻ bị còi xương thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng, trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nhiều.
3. Biến chứng còi xương
Giai đoạn đầu, còi xương có thể gây đau xương, xương mềm, dễ gãy và tăng nguy cơ dị dạng xương. Ngoài ra, nồng độ canxi trong máu thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến chuột rút cơ bắp, co giật và một số vấn đề về hô hấp.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, còi xương có thể gây thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất trong xương, dẫn đến mất xương vĩnh viễn, tăng nguy cơ tàn tật suốt đời,...
4. Hỗ trợ mạnh gân xương, tăng sức đề kháng cho trẻ từ Cao ban long Sibiri
Cao ban long Sibiri giúp hỗ trợ mạnh gân xương, hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ
Cao ban long hay bạch giao, lộc giác giao được chế biến từ sừng già (gạc hay lộc giác) của con hươu hoặc con nai vùng Altai Sibiri- Liên Bang Nga. Đây là một trong những dược phẩm quý hiếm trong việc hỗ trợ tăng cường, cải thiện tình trạng sức khoẻ con người.
Cao ban long có mùi thơm nhẹ, đặc trưng, vị ngọt, tính ấm, tác dụng vào 2 can kinh và can thận, không có độc tố, với nhiều tác dụng đối với sức khỏe..
Cao ban long sử dụng được cho mọi đối tượng như người gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém, người mắc các chứng xuất huyết (dạ dày, trĩ), người đau nhức xương khớp, người cao tuổi, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng…
Nhờ vào các thành phần có trong cao ban long như vitamin, acid amin, protein, đạm, hàm lượng các khoáng chất dồi dào (đồng, kẽm, niken, magie, kali, nhôm, sắt, bari, manga…) giúp hỗ trợ xương chắc khỏe, cải thiện các trường hợp chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu chất ở trẻ,…
TPBVSK Cao ban long Sibiri của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Altai Sibiri chứa thành phần chính là cao ban long đã qua chế biến nên có thể sử dụng trực tiếp. Hoặc có thể kết hợp thêm các thành phần dưỡng chất khác để tăng hương vị, giúp dễ hấp thu.
Trẻ em chỉ nên sử dụng Cao ban long Sibiri theo liều lượng từ 1-2 gram/ngày, chia thành 2 lần. Cắt nhỏ miếng cao thành những miếng nhỏ, cho vào cháo nóng hoặc ngâm mật ong, pha nước sôi khoảng 40oC sau đó uống.
Theo suckhoedoisong.vn