“Vào năm 2020, chúng tôi ước tính có 287.000 phụ nữ đang mang thai hoặc tử vong khi sinh con trên toàn cầu. Con số này tương đương với gần 800 ca tử vong mỗi ngày, hoặc có thể nói là cứ sau 2 phút lại có 1 ca tử vong" - tiến sĩ Jenny Cresswell, nhà dịch tễ học và là tác giả của báo cáo của WHO, cho biết.
|
|
Theo các chuyên gia, với kiến thức và công nghệ hiện đại ngày nay, phần lớn các trường hợp tử vong mẹ đều có thể ngăn ngừa được. |
Các chuyên gia cho rằng xu hướng này là một sự đảo ngược hoàn toàn so với tiến bộ đáng kể trước đó trong việc giảm tử vong mẹ từ năm 2000 đến 2015. Điều này cho thấy một trở ngại lớn đối với sức khỏe bà mẹ toàn cầu và làm nổi bật sự chênh lệch trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ đang mang thai và sinh con.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong mẹ đã tăng 75% trong 20 năm qua - từ khoảng 12 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2000 lên 21 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2020.
Hoa Kỳ là 1 trong 8 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo được đánh dấu là có tỷ lệ tử vong mẹ tăng đáng kể cùng với Síp, Puerto Rico, Hy Lạp, Cộng hòa Dominica...
Báo cáo còn cho thấy sự bất bình đẳng lớn giữa các khu vực trên thế giới. Các ca tử vong mẹ tiếp tục tập trung chủ yếu ở các khu vực có thu nhập thấp nhất trên thế giới và các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xung đột. Tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất được báo cáo ở châu Phi cận Sahara, với ước tính có 545 ca tử vong mẹ trên 100.000 ca sinh.
Tiến sĩ Lale Say thuộc Ban Nghiên cứu và Sức khỏe Sinh sản của WHO cho biết: “Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ là một chỉ số quan trọng cho thấy hệ thống y tế đang hoạt động như thế nào".
|
Những phụ nữ tị nạn ở Ethiopia được chăm sóc thai sản ở bang Kassala phía Đông Sudan |
Các chuyên gia của WHO cho biết tỷ lệ tử vong ở bà mẹ gia tăng khi phụ nữ ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, đặc biệt là vào khoảng thời gian sinh nở. Các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ bao gồm chảy máu nhiều, huyết áp cao, nhiễm trùng và các biến chứng do nạo phá thai không an toàn.
Theo các chuyên gia, với kiến thức và công nghệ hiện đại ngày nay, phần lớn các trường hợp tử vong mẹ đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các giải pháp có thể không tiếp cận được hoặc không được triển khai khiến một số nhóm gặp rủi ro cao hơn.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Mặc dù mang thai nên là thời điểm tràn đầy hy vọng và là trải nghiệm tích cực đối với tất cả phụ nữ, nhưng thật bi thảm, đó vẫn là một trải nghiệm nguy hiểm đến kinh hoàng đối với hàng triệu người trên thế giới. Những số liệu mới này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải đảm bảo mọi phụ nữ và trẻ em gái đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế quan trọng".
Cùng quan điểm, tiến sĩ Anshu Banerjee kêu gọi: "Không phụ nữ nào phải chết khi sinh con. Tôi nghĩ mọi chính phủ nên hướng tới để đảm bảo an toàn cho thai phụ. Đầu tư cho phụ nữ là đầu tư cho tương lai của cộng đồng và quốc gia".
Theo phụ nữ TPHCM