leftcenterrightdel
 Một số nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2 vẫn là mối đe dọa - Ảnh: Phil Noble/Reuters

Jon Salmanton-García - người thực hiện nghiên cứu tại Đại học Cologne Z - cho biết vi rút cúm không ngừng phát triển và biến đổi. Thông tin chi tiết về cuộc khảo sát - gồm ý kiến của 187 nhà khoa học cấp cao trên toàn cầu - sẽ được công bố tại hội nghị của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu (ESCMID) diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào tuần này.

Theo 21% chuyên gia tham gia khảo sát, nguyên nhân có khả năng xảy ra đại dịch tiếp theo, sau bệnh cúm, có thể là một loại vi rút - được đặt tên là bệnh X - mà khoa học vẫn chưa biết đến. Họ tin rằng đại dịch tiếp theo sẽ do một loại vi sinh vật chưa được xác định xuất hiện bất ngờ, giống như vi rút SARS-CoV-2.

Một số nhà khoa học vẫn tin rằng SARS-CoV-2 vẫn là mối đe dọa. 15% nhà khoa học trong khảo sát đánh giá đây là nguyên nhân có thể gây ra đại dịch trong tương lai gần. Các vi sinh vật gây chết người khác, như vi rút Lassa, Nipah, Ebola... chỉ được 1 - 2% số người đánh giá là mối đe dọa nghiêm trọng toàn cầu. Salmanton-García cho biết thêm: “Cúm vẫn tồn tại ở mức độ rất lớn, là mối đe dọa số 1 về khả năng gây đại dịch trong mắt phần lớn nhà khoa học thế giới”.

Tuần trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về sự lây lan đáng báo động của chủng cúm H5N1 đang gây ra hàng triệu ca cúm gia cầm trên toàn cầu. Đợt bùng phát này bắt đầu vào năm 2020 và đã dẫn đến cái chết hoặc bị tiêu hủy của hàng chục triệu gia cầm cũng như tiêu diệt hàng triệu loài chim hoang dã.

Gần đây nhất, vi rút này đã lây sang các loài động vật có vú, trong đó có gia súc nuôi và có cả trong sữa của động vật nhiễm bệnh. Giáo sư Daniel Goldhill - Đại học Thú y Hoàng gia ở Hatfield (Anh) - cho rằng vi rút càng lây nhiễm vào nhiều loài động vật có vú thì càng có nhiều khả năng tiến hóa thành một chủng nguy hiểm cho con người.

Nhà vi rút học Ed Hutchinson - Đại học Glasgow (Anh) - cho biết sự xuất hiện của H5N1 ở bò và dê là điều bất ngờ: “Nghĩa là nguy cơ vi rút lây nhiễm ngày càng nhiều vào động vật trang trại và sau đó lây sang người ngày càng cao hơn”.
Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy H5N1 lây từ người sang người nhưng ở hàng trăm trường hợp con người bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với động vật trong 20 năm qua, hậu quả rất nặng nề. Jeremy Farrar - nhà khoa học trưởng của WHO - cho biết: “Tỉ lệ tử vong cực kỳ cao, vì con người không có khả năng miễn dịch tự nhiên với vi rút”.

Viễn cảnh xảy ra đại dịch cúm là đáng báo động. “Nếu xảy ra đại dịch cúm gia cầm, việc sản xuất vắc xin ở quy mô và tốc độ cần thiết vẫn là khó khăn lớn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiến xa hơn nhiều so với thời điểm xảy ra COVID-19, vì vắc xin này được phát triển từ đầu” - ông Hutchinson nói.

Tiến sĩ Salmanton-García lưu ý một số bài học về ngăn ngừa lây lan dịch bệnh đã bị lãng quên kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc: “Mọi người che miệng khi ho và sau đó bắt tay người khác. Việc đeo khẩu trang đã biến mất. Chúng ta đang quay trở lại với những thói quen xấu và có thể phải hối tiếc về điều đó”.

Theo phụ nữ TPHCM