Chen sống tại thị trấn nhỏ ở tỉnh Tứ Xuyên thường xuyên bị gặp tình trạng tiểu ra máu từ năm 13 tuổi. Khi đó, anh Chen luôn cảm thấy khó chịu ở bụng kéo dài hơn 4 giờ. Anh đi khám và được bác sĩ chẩn đoán viêm ruột thừa. Nhưng điều trị hoàn tất, các triệu chứng vẫn xuất hiện.
Chỉ sau một cuộc kiểm tra y tế vào năm ngoái, nguyên nhân thực sự của tình trạng này mới được tiết lộ. Chen có nhiễm sắc thể giới tính nữ. Máu trong nước tiểu định kỳ hàng tháng và cảm giác khó chịu ở bụng thực chất là do kinh nguyệt.
Chen đã bị sốc trước tin này và đến một bệnh viện ở Quảng Châu để điều trị các vấn đề về cơ quan sinh dục.
Ảnh minh họa.
Một cuộc kiểm tra y tế sau đó cho thấy anh ta cũng có cơ quan sinh sản nữ bao gồm tử cung và buồng trứng.
Theo báo cáo kiểm tra sức khỏe, nồng độ hormone sinh dục nam của Chen dưới mức trung bình. Mặt khác, mức độ hormone sinh dục nữ và hoạt động của buồng trứng tương đương với một người phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh.
Cuối cùng, Chen được xác định là người chuyển giới, có cả cơ quan sinh sản nam và nữ.
Sau hơn 30 năm xác định là một người đàn ông, Chen nhận thấy kết cục tồi tệ và yêu cầu cắt bỏ cơ quan sinh sản nữ của mình.
Chen quyết định cắt bỏ cơ quan sinh sản nữ. Anh trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài ba giờ, ngày 6/6 và được xuất viện 10 ngày sau đó.
Bác sĩ phẫu thuật Luo Xiping cho hay anh Chen nhanh chóng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn sau ca phẫu thuật.
“Kể từ thời điểm này, anh Chen có thể sống cuộc sống như một người đàn ông nhưng không thể sinh con vì tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng” – Bác sĩ nói.
Theo bác sĩ Luo, tình trạng này có thể được phát hiện sớm từ khi còn ở tuổi vị thành niên, ít ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bệnh nhân nhưng thường dẫn đến chấn thương tâm lý.
Tháng 3 năm ngoái, một phụ nữ 25 tuổi ở Trung Quốc là Pingping, vô tình biết mình sinh ra với nhiễm sắc thể nam sau khi đi khám vì vết thương ở mắt cá chân. Cô thừa nhận chưa bao giờ có kinh nhưng che giấu vì xấu hổ.
Bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên theo dõi cẩn thận sự tăng trưởng và phát triển của con mình vì chẩn đoán sớm có thể giúp bệnh nhân ít bị chấn thương hơn.
Vụ việc gióng hồi chuông về nhu cầu giáo dục tình dục cấp thiết ở Trung Quốc. Thuật ngữ "giáo dục giới tính" lần đầu được đưa vào pháp luật nước này năm 2020. Năm 2021, trong hai kỳ họp đưa ra các quyết định chính trị cấp quốc gia, các đề xuất liên quan đến bổ sung giáo dục giới tính trong chương trình giáo dục tiểu học và trung học đã được đưa ra.
Theo phunuonline.com.vn