Thức ăn nhiều muối, nhiều đạm
Chế độ ăn nhiều đạm trong một thời gian dài sẽ khiến thận bị quá tải. Ngoài ra, ăn uống quá mặn cũng gây bất lợi cho thận. Lượng muối thích hợp có thể bổ thận chắc xương nhưng quá nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao, khiến máu trong thận không thể duy trì lưu lượng bình thường, từ đó sinh ra các loại bệnh.
Uống quá ít nước
Rất nhiều người bận đến nỗi quên cả uống nước, dẫn đến giảm lượng nước tiểu, nồng độ chất thải và độc tố trong nước tiểu tăng lên. Sỏi thận lâm sàng có liên quan mật thiết đến việc uống nước không đủ trong một thời gian dài. Vì vậy, cần phải tập thói quen uống nhiều nước.
Bị lạnh
Đông y cho rằng thận sợ lạnh mà "thắt lưng là nhà của thận", Thận Kinh lại bắt nguồn từ lòng bàn chân. Thế nên cần phải chú ý giữ ấm thắt lưng và chân. Bình thường có thể xoa 2 lòng bàn tay vào nhau làm nóng tay, sau đó chà lên chà xuống phần thắt lưng đến khi cảm thấy thắt lưng nóng lên thì thôi. Cách này có thể bảo vệ huyệt Mệnh Môn và Thận Du ở thắt lưng.
Sợ hãi
Đông y cho rằng "sợ hãi" sẽ hại thận. Khi con người sợ hãi thường bị đau nhức chi dưới, thậm chí là tiểu tiện không tự chủ. Đây là biểu hiện của sợ hãi làm tổn hại thận.
Ngồi lâu
Thường xuyên nhịn tiểuNgồi lâu không vận động sẽ chèn ép Bàng Quang Kinh, khí huyết không lưu thông, dẫn đến chức năng thận bất thường. Vì vậy nên tránh ngồi quá lâu.
Bàng quang là cơ quan tích trữ và bài tiết nước tiểu. Nó chỉ có đóng mở bình thường mới có thể bài tiết nước tiểu bình thường. Ngược lại, nếu thường xuyên nhịn tiểu, nước tiểu không thoải ra ngoài được sẽ ảnh hưởng đến lưu thông khí toàn thân.
Dùng thuốc không đúng cách
Là thuốc nào cũng có 3 phần là độc. Thuốc uống vào cơ thể sẽ nhờ máu chuyển hóa đến khắp cơ thể, cuối cùng thận giải độc và bài tiết ra khỏi cơ thể. Nếu có bệnh, nhất định phải đến bệnh viện khám, dùng thuốc đúng chỉ định, không được tùy tiện tăng liều lượng thuốc để tránh làm tăng gánh nặng cho thận.
Thức khuya trường kỳ
Thức khuya sẽ làm tiêu hao một lượng lớn tinh huyết của cơ thể, từ đó khiến thận tinh không đủ. Rất nhiều người cảm nhận được thế này, sau khi thức khuya thường sẽ xuất hiện hiện tượng chóng mặt, khô họng, đỏ mắt, mất tập trung và trí nhớ giảm. Thực ra đây chính là triệu chứng âm hư do thức khuya gây ra. Nếu thức khuya trường kỳ, thận tinh tiêu hao quá nhiều, thận khí sẽ thiếu, cuối cùng bị bệnh tật tấn công. Nhất thiết phải nhớ không được thức khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ tối.
Ăn uống quá nhiều
Rất nhiều người không chú ý đến chế độ ăn uống, ăn uống quá nhiều. Lâu ngày như vậy sẽ khiến cơ thể béo phì, gây ra các bệnh huyết áp cao, tiểu đường… và còn tạo gánh nặng cho thận. Cuối cùng sẽ sinh ra quá nhiều chất thải chuyển hóa. Hầu hết chất thải này đều được đào thải qua thận. Như vậy tự nhiên sẽ tăng thêm gánh nặng cho thận. Vì vậy bạn cần chú ý thực phẩm cần đa dạng và ăn uống hợp lý.
Rượu thuốc vô độ
Đông y cho rằng, hút thuốc tổn thương phổi, uống rượu làm hại gan, thuốc rượu vô độ ắt sẽ hại thận, khiến thận tinh suy kiệt, tổn hao nguyên khí. Hậu quả trực tiếp của việc hút thuốc là tổn thương phổi, phổi kiểm soát khí thở ra, thận kiểm soát khí hít vào. Trên phương diện hô hấp, phổi và thận hỗ trợ lẫn nhau, điều hòa lẫn nhau. Phổi âm hư có thể làm tổn thương thận âm, dẫn đến thận hư. Thế nên hút thuốc vô độ sẽ tổn thương thận khí nghiêm trọng, dẫn đến thận tinh thiếu, sinh ra rất nhiều bệnh.
Uống rượu làm tổn thương gan mà gan thận tương đồng, gan bị tổn thương, tự nhiên thận cũng bị ảnh hưởng. Thế nên, uống rượu thường xuyên có thể gây hại cho thận. Uống rượu vô độ tổn thương thận khí, làm giảm tuổi thọ.
Theo suckhoedoisong.vn