Kể từ khi điều trị tại khoa ung bướu, Juzi đã hình thành thói quen viết nhật ký mỗi ngày. Những câu chuyện của cô khiến người đọc muốn bật khóc.
Cô gái 28 tuổi, chưa chồng con, khao khát tận hưởng, tận sống nhưng phải đối mặt với cái chết cận kết, mọi cuộc đấu tranh dường như nhỏ bé và vô ích.
Dù biết mình sẽ không sống được bao lâu nhưng Juzi vẫn rất yêu cái đẹp, mỗi khi ra ngoài cô luôn đội một bộ tóc giả và ăn mặc chỉnh tề trông không giống người ốm chút nào.
Điều cô sợ nhất là về nhà, trong phòng không có ai, không khí như đông cứng lại, Zuri cởi bỏ bộ tóc giả và quần áo, để lộ thân hình gầy guộc. Căn bệnh ung thư và hóa trị đã khoét rỗng cơ thể cô. Lúc này, cô nhận ra tất cả những điều tốt đẹp đều được ngụy trang, thế giới yên tĩnh đến mức cô ấy có thể nghe thấy tiếng thở hổn hển của cái chết.
Mọi chuyện bắt đầu từ một năm trước. Juzi thú nhận mình mắc phải 2 sai lầm.
10 năm trước, mẹ cô qua đời vì bệnh ung thư buồng trứng. Cô đã tìm hiểu tất cả về ung thư buồng trứng trên Internet, biết rõ căn bệnh này có khuynh hướng di truyền nhất định nhưng cô chưa bao giờ đến bệnh viện kiểm tra trong một thời gian dài như vậy, đó là sai lầm đầu tiên.
Sai lầm thứ hai là Juzi đã bị chướng bụng sớm từ nửa năm trước.
Ảnh minh họa.
Kết quả siêu âm màu cho thấy cô có một lượng lớn chất lỏng trong khoang bụng, chính chất lỏng này khiến cô trông giống như đang mang thai vào tháng 10.
Juzi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn đến phúc mạc của cô, gây ra một lượng lớn cổ trướng, trong đó bác sĩ còn tìm thấy tế bào ung thư.
Sau khi chẩn đoán, dưới sự tư vấn của bác sĩ, Juzi đã được hóa trị toàn thân. Cô ăn không ngon, tóc rụng ngày càng nhiều.
Vì lơ là sẽ phải trả giá bằng cả mạng sống, Juzi muốn nhắn nhủ đến mọi người: “Đừng nghĩ rằng mình còn trẻ mà chủ quan, hãy để ý đến những tín hiệu bất thường do cơ thể gửi đến. Không nên có tâm lý ngồi chờ, nếu không bạn sẽ thực sự cảm thấy hối hận”.
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều bệnh nhân ung thư như Juzi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ phát hiện sớm rất thấp, hầu hết các bệnh ung thư khi được phát hiện đều đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Khi ung thư đến, bụng có đặc điểm gì bất thường?
Tràn dịch màng bụng
Trong điều kiện bình thường, khoang bụng của cơ thể con người có một lượng nhỏ chất lỏng (thường dưới 200ml), giúp bôi trơn nhu động ruột. Khi lượng tràn dịch màng bụng vượt quá 200ml thì được coi là cổ trướng bất thường, cổ trướng lượng nhiều biểu hiện là chướng bụng lan tỏa.
Mặc dù nhiều bệnh có thể gây cổ trướng nhưng cảnh giác nhất là ung thư, đặc biệt là di căn phúc mạc (ung thư gan, buồng trứng).
Ảnh minh họa.
Đau bụng kéo dài không thuyên giảm
Đối với ung thư giai đoạn cuối, triệu chứng điển hình nhất là đau.
Trong ổ bụng có nhiều cơ quan như gan, túi mật, lá lách, tụy, dạ dày, ruột non, ruột già, hệ tiết niệu, tử cung, buồng trứng,... Bất kỳ thay đổi ác tính nào ở một bộ phận đều có thể gây đau bụng. Để kịp thời phát hiện ung thư, không nên đợi đến khi đau bụng đặc biệt dữ dội mới đi khám mà nên kiểm tra sức khỏe khi nó bắt đầu xuất hiện hoặc khi các triệu chứng rất nhẹ.
Sờ thấy khối u ở bụng
Khối ở bụng có thể có nhiều hình dạng như tròn, bầu dục, hình ống, hình dây… Nếu khối nông, bề mặt nhẵn, ranh giới rõ, di động nhiều, thường là u lành tính chẳng hạn như u nang bã, u mỡ, u xơ tử cung,...
Nếu khối nằm sâu và bề mặt không bằng phẳng, không rõ ràng về đường viền và di động kém, bạn cần cảnh giác với khối u ác tính.
Ngoài dựa vào cảm giác của tay, bạn cũng cần sử dụng các thiết bị kiểm tra tương ứng như CT, siêu âm Doppler màu, nội soi tiêu hóa,…
Đầy bụng, nôn mửa, táo bón
Phổ biến nhất là ung thư đại trực tràng, đặc biệt là ung thư đại tràng trái, dễ gây tắc ruột hoàn toàn hoặc một phần.
Ung thư không giống bất kỳ loại bệnh nào, nhiều người dù đã mắc ung thư rồi nhưng cũng có thể không cảm thấy gì, dễ bị bỏ sót ung thư.
Ảnh minh họa.
Giống như Juzi, mẹ cô qua đời vì ung thư buồng trứng. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư buồng trứng ở những người mang đột biến gen BRCA1 và BRCA2 là 54 và 23% trong suốt cuộc đời của họ, và họ là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng. Nữ diễn viên Hollywood Angelina Jolie mang gen này nên cô đã cắt bỏ ngực và buồng trứng để phòng ngừa. Tuy không phải ai cũng có can đảm làm nhưng hầu hết mọi người đều có thể làm được nhờ các phương pháp tầm soát khoa học để phát hiện ung thư kịp thời.
Một ví dụ khác, trong số các bệnh ung thư liên quan đến vùng bụng như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư gan cũng có thể được sàng lọc thông qua khám sức khỏe phòng chống ung thư. Siêu âm Doppler kết hợp với alpha-fetoprotein có thể được sử dụng để phát hiện sớm.
Đáng tiếc là không có nhiều người sẵn sàng làm những kiểm tra này, phần lớn mọi người đều cho rằng kiểm tra sức khỏe chỉ cần lấy máu, xét nghiệm phân, làm điện tâm đồ,… nhưng việc này không thể phát hiện ung thư một cách hiệu quả.
Theo giadinhonline.vn