leftcenterrightdel
 
 

Cận thị là tình trạng mắt rất phổ biến khiến bạn không thể nhìn rõ các vật ở xa. Nó thường được điều chỉnh bằng kính hoặc kính áp tròng. Cận thị thường bắt đầu ở trẻ em từ 6 đến 13 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), các dấu hiệu cảnh báo bạn hoặc con bạn có thể bị cận thị bao gồm:

  • Khó đọc từ xa, chẳng hạn đọc bảng trắng ở trường
  • Ngồi gần TV, máy tính hoặc cầm điện thoại di động hoặc máy tính bảng sát mặt
  • Bị đau đầu
  • Dụi mắt nhiều.

Cận thị thường di truyền trong gia đình nên có thể bạn có người thân cũng bị cận thị. Để ngăn chặn tình trạng cận thị, suy giảm thị lực trở nên tồi tệ hơn, một số điều dưới đây bạn nên thực hiện:

- Dành nhiều thời gian ở ngoài trời (đặc biệt là trẻ em).

- Đeo kính áp tròng hai tiêu cự hoặc đa tiêu cự.

Chuyên viên đo thị lực có thể trao đổi với bạn về loại kính hoặc kính áp tròng được thiết kế đặc biệt dành cho cận thị, điều này có thể giúp làm chậm sự phát triển của cận thị.

Bác sĩ nhãn khoa có thể khuyên nên đeo một thấu kính đặc biệt qua đêm, giúp bạn nhìn rõ hơn mà không cần đeo kính hoặc kính áp tròng. Nếu bạn lo lắng về việc thị lực của bạn hoặc con bạn ngày càng kém, hãy nói chuyện với bác sĩ nhãn khoa.

Trẻ nhỏ bị cận thị không được điều trị có nhiều khả năng mắc các bệnh khác, bao gồm:

  • Mắt lác: Tình trạng mắt nhìn theo các hướng khác nhau
  • Nhược thị hay còn gọi là mắt lười: Thị lực của một mắt không phát triển bình thường.

Người lớn bị cận thị nặng có nguy cơ phát triển các tình trạng sau:

  • Bệnh tăng nhãn áp: Tăng áp lực bên trong mắt
  • Bong võng mạc: Lớp mỏng ở phía sau mắt (võng mạc) trở nên lỏng lẻo; điều này cần được điều trị khẩn cấp để ngăn ngừa mất thị lực
  • Đục thủy tinh thể: Các mảng mây bên trong đồng tử của mắt.

Theo lifestyle.znews