leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Một phân tích tổng hợp được công bố vào đầu năm 2023 trên tạp chí Y học Thể thao Hoa Kỳ, trong đó các nhà nghiên cứu   của Đại học Limerick (Ireland) đã phân tích bảy nghiên cứu khác nhau để xem các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đứng và đi bộ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, bao gồm cả chỉ số insulin và mức đường huyết như thế nào so với việc ngồi yên một chỗ.

Kết quả cho thấy rằng, việc đi bộ nhẹ sau bữa ăn - thậm chí chỉ trong khoảng từ 2 đến 5 phút - có thể cải thiện chỉ số đường huyết so với việc ngồi hoặc nằm xuống ngay sau bữa trưa hoặc bữa tối.

"Ai cũng có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe của bản thân mình" - tác giả chính của nghiên cứu, Aidan Buffey - Tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe của Đại học Limerick (Ireland), cho biết khi trao đổi với Health.

Cách đi bộ nhẹ nhàng giúp giảm đường huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), nếu cơ thể liên tục có mức tăng đường huyết cao, dẫn đến việc thường xuyên sản xuất insulin hơn - các tế bào có thể ngừng phản ứng với insulin và trở thành kháng insulin. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 hoặc làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.

Liên quan đến nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu của Đại học Limerick cho rằng, việc đi bộ với cường độ nhẹ sẽ tốt hơn việc vận động mạnh sau bữa ăn.

Theo đó, các co bóp trong cơ bắp xảy ra trong quá trình đi bộ dẫn đến việc cơ thể tăng hấp thụ glucose - có nghĩa là khi cơ bắp hoạt động, nó sẽ sử dụng glucose dư thừa trong máu của bạn và giảm nhu cầu tiết insulin.

"Nếu bạn có thể thực hiện hoạt động thể chất trước khi glucose chạm đỉnh, thường là từ 60 đến 90 phút sau khi ăn, đó sẽ là lúc bạn không bị tăng đường huyết. Bạn có thể chia nhỏ thời gian đi bộ sao cho hợp lý với công việc và thói quen sinh hoạt" - Buffey nói với Health.

Những cách khác để kiểm soát đường huyết khác

Trao đổi với Health, bà Laura Hieronymus, Phó Chủ tịch Chương trình chăm sóc sức khỏe, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, giảng viên thỉnh giảng tại Khoa Y học Đại học Kentucky, cho biết, để kiểm soát mức đường huyết trong suốt cả ngày, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn lành mạnh với đủ rau quả, duy trì cân nặng phù hợp và tham gia vào các hoạt động thể chất đều đặn. Những đề xuất khác giúp kiểm soát đường huyết bao gồm:

  • Theo dõi mức đường huyết liên tục.
  • Ăn uống đều đặn và không bỏ bữa: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh bị hạ đường huyết đột ngột.
  • Chọn nước lọc thay vì nước trái cây, nước ngọt hoặc bia, rượu.
  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh.
  • Kiểm soát căng thẳng, lo âu.

Theo laodong