Chạy bộ, đi bộ là là bài tập thể dục đơn giản, tăng sức bền, ổn định vóc dáng và được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng đi bộ, chạy bộ quá nhiều, chưa đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại, thậm chí sẽ rút ngắn tuổi thọ, mắc các bệnh về cơ xương khớp, tim mạch.

Đi bộ, chạy bộ quá nhiều, sai cách sẽ khiến cơ thể gặp rắc rối.

Đi bộ, chạy bộ quá nhiều, sai cách sẽ khiến cơ thể gặp rắc rối.

Lợi ích của đi bộ và chạy bộ

  • Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh.
  • Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngăn chặn loãng xương đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
  • Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt, tránh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
  • Giúp giải tỏa căng thẳng, stress, giúp tinh thần dễ chịu, thoải mái.
  • Giúp làm chậm quá trình lão hóa.
  • Giúp bạn nâng cao sức đề kháng để chống chọi lại những nguy cơ hình thành bệnh.
  • Tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp.

Như thế nào gọi là đi bộ và chạy bộ đủ, đúng cách?

Chúng ta vẫn đang suy nghĩ càng tranh thủ thời gian trong ngày được bao nhiêu thì dành hết cho việc đi bộ và chạy bộ. Đó là sai lầm. Cách đúng và không đúng khi đi bộ như sau:

- Đúng cách:

  • Khoảng thời gian tốt nhất để chạy bộ nên 2-3 giờ mỗi tuần. Tốc độ tối ưu khi chạy bộ mà chúng ta nên duy trì là 8km/h, tần suất không quá 3 lần/tuần.
  • Nên duy trì chạy 3km mỗi ngày có đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Sai cách:

  • Đi bộ quá nhiềuchọn quãng đường đi quá dài, thời gian quá lâu dẫn đến vận động quá sức và chấn thương.
  • Chọn sai thời điểm, nhều người chọn thời điểm ngay sau khi dùng bữa để đi bộ nhằm thư giãn và tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào. Theo góc độ y khoa, sau khi ăn lượng máu dồn về hệ tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày..
  • Đi bộ, chạy bộ tùy tiện (trên vỉa hè, dưới lòng đường xe cộ đông đúc)… những khu vực ô nhiễm, khi bạn hít thở sẽ dễ nhận nhiều khói bụi, vi khuẩn đến phổi nhiều hơn.
  • Không khởi động trước khi đi bộ, chạy bộ vì cho rằng chỉ là những bài tập nhẹ điều đó khiến các khớp xương trên cơ thể bạn sẽ không thể mở ra hạn chế các hoạt động làm giảm hiệu quả của bài tập.
  • Vừa tập vừa xem điện thoại, tám chuyện.

Tác hại của việc đi bộ, chạy bộ nhiều, sai cách

Mọi thứ nếu lạm dụng quá đều sẽ gây ra những bất lợi, không phải cứ tập thể dục nhiều là tốt, mà chúng ta cần tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình và tập đúng cách như vậy mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

Việc chạy bộ, đi bộ sai cách, quá sức sẽ khiến bạn gặp các rắc rối sau:

  • Tổn hại đến cơ, có thể gây mất cơ, cơ bắp bị bào mòn mà không có thời gian để hồi phục lại
  • Gây chấn thương.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch, khiến tim dễ bị đập nhanh, đập rối loạn,...do không kịp cung cấp đủ máu và oxy đến tim dễ gây ra đột quỵ.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chân tay yếu.
  • Đau khớp. Đi bộ, chạy bộ quá nhiều khiến dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên, có khả năng đã chuyển qua giai đoạn mãn tính làm bạn không thể đi lại, vận động linh hoạt như bình thường..
  • Khi đi bộ quá sức sẽ xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, tim đập quá nhanh...
Lời khuyên của bác sĩ

Vậy cần lưu ý những gì để đảm bảo việc đi bộ đạt hiệu quả rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh tật? Bạn hãy thực hiện như sau:


Hãy đi bộ đúng cách. Ảnh minh họa

Hãy đi bộ đúng cách. Ảnh minh họa

  • Chọn quãng đường và thời gian ngắn, có thể chia nhỏ nhiều lần. Lắng nghe cơ thể của bạn để biết được giới hạn an toàn, tránh việc luyện tập quá sức.
  • Chọn thời gian phù hợp: nên đi bộ trước bữa sáng; muốn giảm căng thẳng nên đi bộ vào buổi trưa; để hạn chế chấn thương nên đi bộ vào buổi chiều; để tăng cơ hoặc ngủ ngon hơn nên đi bộ vào buổi tối.
  • Bạn nên đi bộ với tư thế đầu ngẩng cao vừa phải, thẳng lưng, thả lỏng hai vai, vung tay nhịp nhàng, bước từ gót chân đến ngón chân, tránh gồng cứng các cơ, cúi đầu khom lưng hoặc chúi đầu về phía trước.
  • Bổ sung nước, nước điện giải khi đi bộ.
  • Kiên trì với cường độ luyện tập.
  • Sau khi đi bộ về hãy thả lỏng cơ thể, không nên ngồi nghỉ ngay lập tức, thực hiện các động tác giãn cơ để cơ thể mau hồi phục.
  • Hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu protein, rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước.

Theo suckhoedoisong.vn