Theo nghiên cứu đầu tiên về lợi ích trực tiếp giáo dục với lợi ích về tuổi thọ cho thấy, mỗi năm học ở trường phổ thông hoặc trường đại học sẽ cải thiện tuổi thọ của chúng ta, trong khi việc không được đến trường cũng nguy hiểm như hút thuốc hoặc uống rượu nhiều.

Sử dụng số liệu từ các nước công nghiệp hóa như Anh và Mỹ cũng như các nước đang phát triển như Trung Quốc và Brazil, nghiên cứu cho thấy nguy cơ tử vong ở người trưởng thành giảm 2% mỗi năm khi được học tập, đến trường.

leftcenterrightdel
 Lợi ích của việc đi học cũng tương đương một chế độ ăn uống lành mạnh suốt đời làm giảm 34% nguy cơ tử vong. Ảnh: Peter Lopeman/Alamy

Theo phân tích được bình duyệt trên tạp chí The Lancet Public Health, việc hoàn thành giáo dục tiểu học, trung học và đại học tương đương với việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh suốt đời, giảm 34% nguy cơ tử vong so với những người không được giáo dục chính quy.

Ngược lại, việc không đi học vào bất kỳ thời điểm nào cũng có hại cho sức khỏe tương đương với tác hại của việc uống 5 ly rượu trở lên hoặc hút 10 điếu thuốc mỗi ngày diễn ra liên tục trong 10 năm.

Nghiên cứu này tiếp thêm động lực cho những nỗ lực ở thế giới nhằm đảm bảo trẻ em được đến trường, đồng thời các chuyên gia cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc đi học và sức khỏe.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc tiếp tục học cao hơn có thể kéo dài thêm tuổi thọ trong tương lai.

"Trong khi lợi ích của giáo dục đối với tuổi thọ đã được công nhận từ lâu, đánh giá của các học giả tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) và Đại học Washington ở Seattle là đánh giá đầu tiên tính toán số năm học tập và mối liên hệ của nó với giảm tỷ lệ tử vong" -  Neil Davies, giáo sư tại Đại học College London và là chuyên gia về mối liên hệ giữa giáo dục và sức khỏe mô tả đây là “một công trình ấn tượng”.

Giáo sư Davies lưu ý rằng tỷ lệ nghỉ học nhiều cũng có thể khiến trẻ em bỏ lỡ các lợi ích sức khỏe trong tương lai: “Điều đáng chú ý là tỷ lệ nghỉ học ngày càng tăng gây ra những hậu quả lớn ngoài ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Điều này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn".

Các nhà nghiên cứu cho biết phân tích tổng hợp, được hỗ trợ bởi quỹ nghiên cứu của chính phủ Na Uy và quỹ Bill & Melinda Gates, là “bằng chứng thuyết phục” ủng hộ việc tăng cường đầu tư vào giáo dục như một cách để giảm bất bình đẳng về tỷ lệ tử vong toàn cầu.

Tiến sĩ Terje Andreas Eikemo của NTNU, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Giáo dục có vai trò quan trọng theo đúng nghĩa của nó, không chỉ vì lợi ích đối với sức khỏe mà còn rất quan trọng của đối với xã hội".

Theo phụ nữ TPHCM