- Biểu hiện lâm sàng các phản ứng dị ứng thực phẩm loại I, qua trung gian IgE. Phản ứng dị ứng thức ăn trung gian IgE thường khởi phát nhanh, từ một vài phút tới 2 giờ sau ăn, một số trường hợp phản ứng có thể muộn hơn khoảng 4 - 6 giờ. Các biểu hiện lâm sàng hay gặp như mày đay, phù mạch, viêm mũi dị ứng, sốc phản vệ…
- Biểu hiện viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng: Triệu chứng viêm kết mạc, viêm mũi thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng toàn thân, ít xảy ra đơn độc. Bệnh nhân thường có ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi, ho, thay đổi giọng nói, đôi khi có của tiếng rít khi thở, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt... từ một vài phút tới 1 giờ sau ăn.
- Biểu hiện mày đay và phù mạch: Mày đay cấp và phù mạch là hai biểu hiện lâm sàng trên da hay gặp nhất của dị ứng thức ăn, thường xuất hiện sau ăn một vài phút tới 1 giờ. Mày đay mạn do thức ăn rất hiếm gặp.
- Biểu hiện tại đường tiêu hóa: Các triệu chứng lâm sàng dạ dày ruột do dị ứng thức ăn thông qua IgE bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, thường xuất hiện sau một vài phút tới 2 giờ sau ăn. Tuy nhiên, triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy thường xuất hiện muộn hơn từ 2 đến 6 giờ.
Các thông tin cần khai thác bao gồm: Triệu chứng lâm sàng, thức ăn nghi ngờ, khoảng cách thời gian từ lúc tiếp xúc thức ăn đến khi xuất hiện triệu chứng, mức độ nặng của các triệu chứng, tính lặp lại của các triệu chứng, các yếu tố đi kèm (gắng sức, dùng thuốc NSAIS…), tiến triển của các triệu chứng và sự đáp ứng với thuốc điều trị, các yếu tố nguy cơ hoặc bệnh đồng mắc (hen, viêm mũi dị ứng…), tiền sử gia đình (hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn…).
Thăm khám lâm sàng nhằm đánh giá các triệu chứng đường tiêu hóa, tình trạng viêm da cơ địa (nếu có), tình trạng dinh dưỡng, tăng trưởng của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm (nếu có).
|
|
Dị ứng thực phẩm là một vấn đề thường gặp. |
3. Dị ứng thực phẩm có lây không?
Dị ứng thực phẩm là các phản ứng xảy ra sau ăn do đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch với thành phần của thức ăn, có thể thông qua IgE, không IgE hoặc phối hợp cả hai. Dị ứng thực phẩm không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Phòng ngừa dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm là vấn đề thường gặp, tỷ lệ trẻ bị dị ứng thức ăn cao hơn người lớn, vì thế cha mẹ cần cẩn thận và kỹ lưỡng trong khâu chọn và chế biến thức ăn.
Đối với người lớn trong nhà, nên tìm hiểu từng loại thực phẩm, nếu nghi ngờ thực phẩm đó có thể gây dị ứng thì hạn chế sử dụng. Còn những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng thì tốt nhất không dùng.
Với thực phẩm đóng hộp, nên xem thành phần bao gồm những gì, đảm bảo không chứa những chất có thể gây dị ứng. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm hết hạn, bởi chúng không chỉ gây dị ứng mà còn có nguy cơ gây ngộ độc.
Khi xuất hiện các biểu hiện, triệu chứng như đã nói (ngứa, phát ban, khó thở, đau bụng, đi ngoài…) sau khi ăn, đặc biệt là ăn thức ăn lạ thì cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân và cách điều trị.
5. Cách điều trị dị ứng thực phẩm
Điều trị dị ứng thực phẩm bao gồm các biện pháp điều trị các triệu chứng của dị ứng và quản lý các nguy cơ xảy ra các phản ứng dị ứng về sau, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh.
- Điều trị triệu chứng tùy theo bệnh cảnh lâm sàng
Trong trường hợp phản vệ, xử lý theo phác đồ phản vệ. Trong các trường hợp biểu hiện với các triệu chứng chậm, bệnh nhân cần ngừng ăn loại thức ăn nghi ngờ, điều trị triệu chứng và khám chuyên khoa Miễn dịch Dị ứng lâm sàng. Việc đánh giá nguy cơ xảy ra các phản ứng nghiêm trọng là rất quan trọng trong quản lý bệnh nhân dị ứng thức ăn.
Kháng histamin được chứng minh có vai trò trong việc điều trị các trường hợp phản vệ cấp tính không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy hiệu quả của kháng histamin cũng như thuốc ổn định tế bào mast trong việc dự phòng cũng như điều trị các phản ứng dị ứng ở mức độ nặng. Thậm chí, việc sử dụng kháng histamin dự phòng có thể dẫn đến phát hiện muộn các triệu chứng, dẫn đến chậm sử dụng adrenalin.
- Chế độ ăn kiêng thức ăn gây dị ứng rất quan trọng với người bệnh
Đây là biện pháp điều trị quan trọng trong chẩn đoán và quản lý dị ứng thức ăn. Việc ăn kiêng với thức ăn nghi ngờ dị ứng thức ăn cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa dị ứng sau khi có chẩn đoán xác định hoặc ăn kiêng tạm thời với mục đích chẩn đoán.
Chế độ ăn không có thức ăn gây dị ứng là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong dị ứng thức ăn, thức ăn gây dị ứng phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của người bệnh, người bệnh cần đọc kỹ các thành phần trong thức ăn trước khi ăn các thực phẩm chế biến sẵn, hoặc tự chuẩn bị thức ăn cho riêng mình.
Theo suckhoedoisong.vn