Đặc biệt, có người còn đặt mục tiêu đi bộ 10.000 – 20.000 bước mỗi ngày, kết hợp giữa tốc độ và đi chậm.
Đi bộ có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Con người nên tích cực vận động mới có thể tràn đầy năng lượng và cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Trong số tất cả các hình thức tập thể dục, đi bộ là phổ biến nhất. Nó không có bất kỳ khó khăn nào và không dễ gây chấn thương.
Cùng với sự gia tăng của tuổi tác, cơ khớp của con người sẽ ngày càng giảm sút, kéo theo đó là các vấn đề nghiêm trọng như teo cơ khớp, mất canxi. Đi bộ làm chậm quá trình này, tăng độ đàn hồi và sức mạnh của cơ, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa ở chân.
Mất canxi nghiêm trọng có thể gây loãng xương. Đi bộ có thể làm cho cơ thể sản xuất nhiều vitamin D hơn.
Hơn nữa, trong quá trình đi bộ có thể vận động tim phổi, tăng cường chức năng tim phổi, giảm quá trình tăng tải cho tim như tức ngực, khó thở. Một số người trung niên và cao tuổi bị ngất xỉu, nhồi máu cơ tim và các vấn đề khác khi vận động gắng sức, có thể là biểu hiện của chức năng tim kém. Đi bộ, một phương pháp tập thể dục nhẹ nhàng, thường không gây áp lực quá mức cho tim.
Ảnh minh họa.
Đi bộ có thể giúp mọi người duy trì cân nặng, tiêu hao calo thông qua chế độ ăn uống, làm cho chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể nhanh hơn, đảm bảo hoạt động bình thường của các chức năng cơ thể khác nhau và giảm nguy cơ bệnh tật.
Đi bộ giúp cơ thể đốt cháy calo và giảm khả năng chuyển hóa thành chất béo, rất tốt cho việc duy trì cân nặng.
Đi bộ có thể làm giảm chứng táo bón, đẩy nhanh nhu động của thức ăn tồn đọng trong ruột và xây dựng quy luật đại tiện khoa học.
Mặc dù đi bộ có rất nhiều lợi ích nhưng điều gì cũng cần có giới hạn. Vậy nên, để duy trì chức năng của cơ thể, bạn không nên đi bộ quá nhiều bởi nó sẽ gây ra những tổn thương khác về lâu dài.
Hậu quả của việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày
Khi đi bộ được sử dụng như một phương pháp tập thể dục, vóc dáng của con người sẽ được cải thiện. Để duy trì tác dụng này, nhiều người đã lựa chọn đi bộ nhiều hơn.
Một số người trung niên và cao tuổi ép mình phải đi bộ 10.000 hoặc thậm chí 20.000 bước mỗi ngày. Điều này là không nên, bởi cái gì cũng có giới hạn của nó. Việc đi đứng nên dựa vào thể chất của bản thân, nếu không sẽ tạo ra những hệ lụy.
Ảnh minh họa.
Tổn thương khớp gối
Bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi đi bộ hàng ngày là khớp gối. Khớp gối của con người được cấu tạo bởi các mô sụn, có tác dụng làm đệm khi khớp vận động và bảo vệ xương khớp.
Nhưng mô sụn có tuổi thọ của nó, khi sử dụng quá mức sẽ dần mỏng đi và thậm chí bị gãy. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, gây đau nhức chân và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Mệt mỏi về lâu dài
Đi bộ quá nhiều cũng có thể gây ra mệt mỏi lâu dài. Vì khi đi bộ, hệ thần kinh hưng phấn hơn, không cảm thấy mệt mỏi. Một khi bạn dừng lại, tinh thần thư giãn, cảm giác mệt mỏi mới xuất hiện.
Khi người uể oải, tốt nhất không nên gắng sức tập luyện. Nếu không sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mệt mỏi và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Mệt mỏi không chỉ là một cảm giác về thể chất, nó là biểu hiện cho thấy khí huyết không đủ và chức năng của một số cơ quan yếu.
Nếu tình trạng mệt mỏi diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó dễ mắc một số bệnh.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Thông thường, người càng lớn tuổi, thời gian ngủ càng ngắn. Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày sẽ làm trầm trọng thêm hiện tượng này và gây rối loạn hệ thần kinh của con người.
Giấc ngủ là trạm lưu chuyển khí cho mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể con người, nếu bạn ngủ thiếu giấc sẽ gây hại cho sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
Đi bộ 10.000 bước thực chất là tập thể dục quá sức mỗi ngày. Cơ thể sẽ buộc phải tham gia vào quá trình trao đổi chất, có tác dụng kích thích thần kinh trung ương nhất định dẫn đến mất ngủ.
Khi vấn đề này xảy ra, bạn cần giảm số bước đi, dừng lại khi cơ thể cảm thấy hơi mệt. Điều này giúp tránh gây rối loạn chức năng và một số hiện tượng không điều chỉnh được.
Theo giadinhonline.vn