1. Tác dụng của dưa hấu

Ruột dưa hấu

Theo Đông y, phần ruột có màu đỏ của quả dưa hấu có vị ngọt, tính lạnh, không có độc, đi vào kinh Tâm, Vị và Bàng quang.

Ruột dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu tiện, chủ trị các chứng phiền khát do nắng nóng, các chứng nhiệt làm tổn thương tân dịch, tiểu tiện không thông lợi, đau họng, nhiệt miệng.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng phát hiện trong ruột dưa hấu có rất nhiều hoạt chất có lợi với sức khỏe như vitamin A, vitamin C và các hợp chất thực vật khác như citrulline và lycopene.

[550x550-cr]dua-hau-ruot-do-60

Ruột dưa hấu chính là phần đỏ bên trong quả.

Vỏ dưa hấu

Phần vỏ phía ngoài quả dưa hấu bao gồm của phần cùi màu trắng và lớp vỏ ngoài màu xanh. Đây là phần thường bị loại bỏ khi ăn dưa hấu, nhưng ít người biết rằng đó cũng là một dược liệu tốt cho sức khỏe.

Đông y gọi phần vỏ dưa hấu với tên gọi tây qua bì, ây qua thúy. Đây là một vị thuốc có vị ngọt nhạt, tính lạnh, quy kinh Tâm, Vị, có các tác dụng thanh nhiệt giải thử, tả nhiệt trừ phiền, lợi niệu; chủ trị các chứng phiền khát do nắng nóng, tiểu tiện ít, nước tiểu sẫm màu, hầu họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét, phù thũng.

Vỏ dưa hấu có thể cắt thành miếng nhỏ, phơi khô để dùng dần. Loại vỏ được chế biến tốt khi phơi khô sẽ mỏng, vỏ ngoài có màu xanh lục còn mặt trong vẫn gần như giữ được sắc trắng.

vỏ

Vỏ dưa hấu có thể phơi khô để dùng dần giúp thanh nhiệt, giải thử…

Hạt dưa hấu

Hạt dưa hấu Đông y gọi với tên tây qua tử nhân. Nhiều người đã tìm hiểu và biết đến tác dụng chữa bệnh của loại hạt này. Vì vậy đây chính là một thứ đồ ăn vặt thường dùng cho ngày Tết ở Việt Nam.

Theo Đông y, hạt dưa hấu có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế và Đại trường; có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm, hòa trung nhuận tràng, thường được sử dụng để điều trị các chứng ho lâu ngày, ho ra máu, đại tiện bí.

2. Các cách sử dụng dưa hấu trị bệnh

- Chữa cảm nắng: Lấy phần ruột đỏ của dưa hấu, ép lấy nước, thêm một ít muối, uống thay nước.

Hoặc gọt phần vỏ trắng của dưa hấu tươi, cắt thành miếng nhỏ, đun lửa nhỏ lấy nước uống.

5-cach-lam-nuoc-ep-dua-hau-cuc-ngon-don-gian-tai-nha-202010231109233490

Nước ép ruột dưa hấu chữa cảm nắng.

- Hỗ trợ chữa tăng huyết áp: Dùng 15g vỏ dưa hấu tươi, phối hợp với thảo quyết minh, râu ngô mỗi loại 10g, mỗi ngày 1 thang sắc nước uống thay trà, dùng liên tục trong 15 ngày.

- Hỗ trợ chữa đái tháo đường: Dùng 1500g vỏ trắng dưa hấu tươi, bỏ hết ruột và vỏ ngoài, nấu nước đến khi vỏ mềm nhũn, vớt bỏ vỏ, lấy nước uống thay trà, uống thay nước hằng ngày.

Hoặc dùng 50g vỏ dưa hấu tươi, phối hợp với 20g vỏ bí đao, 15g thiên hoa phấn, 15g ngọc trúc, mỗi ngày 1 thang, sắc nước chia làm 2 lần uống.

- Chữa ho do phế nhiệt:  Dùng cả quả dưa hấu, cắt một lỗ nhỏ, cho vào 50g đường phèn, đậy kín, hấp cách thủy trong 2 giờ, vừa ăn phần dưa vừa uống nước, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tục trong 5 ngày.

dưa

Dùng cả quả dưa hấu để làm thuốc chữa ho do phế nhiệt.

- Chữa táo bón: Dùng 15g nhân hạt dưa hấu, giã nát, thêm 15g mật ong, đun nước nấu trong nửa giờ. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng liên tục trong 7 ngày.

- Chữa bỏng và viêm miệng: Dùng 15g vỏ dưa hấu, 6g chi tử sao, 10g bạch thược, 1.5g cam thảo, 1.5g hoàng liên, sắc nước chia làm 2 lần uống.

- Chữa mụn nhọt: Dùng 100g đậu xanh, thêm 1500ml nước, đun sôi trong 10 phút, vớt bỏ đậu, thêm 500g vỏ dưa hấu tươi vào, đun sôi, để nguội. Mỗi ngày 1 liều, uống thay trà nhiều lần trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.

- Chữa say rượu: Ăn sống nhiều ruột dưa hấu, hoặc ép lấy nước uống nhiều lần.

Theo suckhoedoisong.vn