1. Tăng huyết áp được ví như 'kẻ giết người thầm lặng'
Huyết áp cao hay tăng huyết áp là mối lo ngại lớn về sức khỏe toàn cầu, đôi khi được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Nó ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Tăng huyết áp không chỉ là một con số mà là một vấn đề sức khỏe phổ biến, âm thầm gây nguy hiểm đến tính mạng. Nó thường không được chẩn đoán và có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như đau tim, đột quỵ… Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị các nguyên nhân cơ bản là rất quan trọng.
Do đó, hiểu được ảnh hưởng sâu sắc (biến chứng) của bệnh tăng huyết áp đối với sức khỏe nói chung, càng trở nên cấp thiết, để đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.
2. Mức độ tập thể dục được đề xuất giúp giảm huyết áp là như thế nào?
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế Dự phòng Hoa Kỳ, gồm hơn 5.100 người tham gia ở bốn thành phố khác nhau của Hoa Kỳ đã làm rõ mối liên hệ giữa thói quen tập thể dục và bệnh tăng huyết áp.
Đánh giá trong 3 thập kỷ, các phát hiện cho thấy, mặc dù thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 ban đầu có thể năng động, nhưng từ độ tuổi 20 đến 40, mức độ hoạt động thể chất nhìn chung giảm và tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên. Như vậy, thách thức trở nên rõ ràng hơn trong việc duy trì mức độ hoạt động thể chất phù hợp trong độ tuổi trung niên là rất quan trọng, khi nguy cơ tăng huyết áp có xu hướng tăng lên ở độ tuổi này.
Mối tương quan này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai các chương trình nâng cao sức khỏe tập trung vào việc khuyến khích hoạt động thể chất thường xuyên là vô cùng quan trọng trong thời kỳ đầu của tuổi trưởng thành.
Theo đó, các tác giả nhấn mạnh, tập thể dục nên vượt qua các tiêu chuẩn tối thiểu hiện hành đối với hoạt động thể chất. Những người tham gia tập thể dục vừa phải 5 giờ mỗi tuần, trong thời kỳ đầu trưởng thành cho thấy nguy cơ tăng huyết áp giảm đáng kể. Đáng ngạc nhiên là việc duy trì mức độ tập luyện này cho đến khi 60 tuổi càng làm giảm nguy cơ, nhấn mạnh lợi ích lâu dài của hoạt động thể chất bền vững.
Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động thể chất với mức này thường khó khăn, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp trung học chuyển sang học đại học, đi làm, rồi làm cha mẹ… Khoảng thời gian này thường dẫn đến việc giảm thời gian giải trí và cơ hội hoạt động thể chất...
Theo suckhoedoisong.vn