Tập thể dục sẽ giúp chúng ta giảm được 13 loại bệnh ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác
Tập thể dục sẽ giúp chúng ta giảm được 13 loại bệnh ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác

 

Theo nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu và học giả của WHO cho thấy việc không hoạt động thể chất trên toàn cầu đã tăng khoảng 5% từ năm 2010 đến năm 2022.

Nhìn chung, gần 1/3 người trưởng thành (31%) trên toàn thế giới không tập thể dục đủ mức.

Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2030, khoảng 35% người dân trên toàn cầu sẽ không tập thể dục đủ mức.

Nghiên cứu cho thấy việc thiếu tập thể dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường loại 2, chứng mất trí và các bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư ruột.

Khi nói đến sự khác biệt về giới tính, phụ nữ luôn ít tập thể dục hơn nam giới, với tỉ lệ không hoạt động ở nữ là 34% so với 29% của nam.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Lancet Global Health, cảnh báo thế giới hiện đang không đạt được mục tiêu toàn cầu nhằm giảm tình trạng lười hoạt động thể chất vào năm 2030.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Những phát hiện mới này tăng nguy cơ bị ung thư, bệnh tim và làm giảm cải thiện sức khỏe tinh thần lười tăng cường hoạt động thể chất. Chúng ta cần phải đổi mới về việc tăng mức độ hoạt động thể chất và ưu tiên tăng cường các chính sách và tăng nguồn tài trợ để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại này”.

Đi bộ đường dài là một hoạt động được xem là vận động mạnh
Đi bộ đường dài là một hoạt động được xem là vận động mạnh

 

WHO định nghĩa hoạt động thể chất không đủ là không đáp ứng các hướng dẫn tập thể dục hàng tuần. Theo khuyến nghị của WHO, người lớn nên dành 150 phút với cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất với cường độ mạnh mỗi tuần.

Ví dụ về hoạt động vừa phải bao gồm đi bộ rất nhanh, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa hoặc đạp xe, chơi cầu lông. Về hoạt động mạnh thì có thể là đi bộ đường dài, chạy bộ, xúc tuyết, đạp xe nhanh, chơi bóng đá, bóng rổ hoặc quần vợt...

Nghiên cứu mới, bao gồm dữ liệu và ước tính của 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy những người trên 60 tuổi ít hoạt động hơn những người trẻ hơn.

Và mặc dù các nước phương Tây dường như khu vực này đang dần giảm tỉ lệ lười vận động hơn.

Tiến sĩ Rudiger Krech, giám đốc nâng cao sức khỏe của WHO, cho biết: “Không hoạt động thể chất là mối đe dọa thầm lặng đối với sức khỏe toàn cầu, góp phần đáng kể vào gánh nặng bệnh mãn tính. Bằng cách làm cho hoạt động thể chất trở nên dễ tiếp cận, giá cả phải chăng và thú vị cho tất cả mọi người, chúng ta có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm và tạo ra một dân số khỏe mạnh hơn và năng suất lao động cao hơn”.

Tiến sĩ Panagiota Mitrou, giám đốc nghiên cứu, chính sách và đổi mới của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cho biết: “Báo cáo kịp thời này là lời cảnh tỉnh cho thế giới rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích mọi người năng động hơn. Các chính phủ phải thừa nhận rằng hoạt động thể chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân nhằm chống lại một số bệnh ung thư và hỗ trợ mọi người duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư”.

Theo phụ nữ TPHCM