Duy trì số lượng bạch cầu khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và là một thành phần quan trọng của sức khỏe tổng thể. Nếu bạn có số lượng bạch cầu giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và nhiễm trùng (WBC) thấp, bạn có thể bị giảm bạch cầu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Bạch cầu được coi là hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuân, virus, tế bào lạ, tế bào ung thư…

Bạch cầu được coi là hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuân, virus, tế bào lạ, tế bào ung thư…

Tế bào bạch cầu là gì và chức năng?

WBC - số lượng bạch cầu giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và nhiễm trùng. Khi cơ thể bạn tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn, các tế bào bạch cầu sẽ được gửi đến để tiêu diệt những kẻ xâm lược và ngăn ngừa hoặc rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Các tế bào bạch cầu cũng giúp cơ thể bạn chống lại ung thư. Vì các tế bào ung thư là xa lạ với cơ thể nên các tế bào bạch cầu như tế bào lympho có thể giúp loại bỏ các tế bào ung thư.

- NEUT - Bạch cầu trung tính: Bạch cầu trung tính chiếm phần lớn trong quần thể bạch cầu. Bạch cầu trung tính là tế bào chính chịu trách nhiệm ứng phó với nhiễm trùng do vi khuẩn.

- LYM - Tế bào lympho: Tế bào lympho là loại tế bào bạch cầu phổ biến thứ hai. Tế bào lympho bao gồm tế bào T và tế bào B, giúp hỗ trợ phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng, ung thư và các căng thẳng khác.

- EOS - Bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan là những tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm chính về dị ứng và phản ứng với nhiễm trùng ký sinh.

- MON - Bạch cầu đơn nhân: Bạch cầu đơn nhân là tế bào đầu tiên phản ứng với nhiễm trùng. Những tế bào máu này bao gồm đại thực bào và tế bào đuôi gai.

- BASO - Bạch cầu ái kiềm: Có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Giảm bạch cầu ái kiềm có thể là do tổn thương tủy xương, stress, hoặc quá mẫn.

Nguyên nhân và triệu chứng gây bạch cầu giảm

Có một số yếu tố gây giảm bạch cầu bằng cách ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Trong khi một số yếu tố khác lại gây giảm bạch cầu bằng cách tiêu diệt, phá hủy các tế bào máu trắng.

Ngoài ra, giảm bạch cầu còn có thể là do một số phương pháp điều trị hoặc sử dụng thuốc men.

Các nguyên nhân gây giảm bạch cầu là:

- Do nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.

- Do các yếu tố về tế bào máu và xương như thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng myelodysplastic,... có thể làm giảm bạch cầu.

- Do ung thư và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.

- Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao.

- Do rối loạn tự miễn dịch: Khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.

- Do rối loạn sinh sản (hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh) như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.

- Do suy dinh dưỡng: Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm bạch cầu như thiếu vitamin B12, folate, đồng, kẽm...

- Do điều trị ung thư làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.

- Do sử dụng một số loại thuốc như: điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, cai nghiện,...

- Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng thì có thể làm bạch cầu. Tình trạng này được gọi là pseudo leukopenia.

Triệu chứng khi bạch cầu giảm:

Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, khi bị giảm bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng là:

  • Sốt;
  • Ra mồ hôi;
  • Thấy ớn lạnh;
  • Giảm bạch cầu có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra toàn bộ máu.
Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, khi bị giảm bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Ảnh minh họa

Giảm bạch cầu không có triệu chứng cụ thể, tuy nhiên, khi bị giảm bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể sẽ yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Ảnh minh họa.

Điều trị giảm bạch cầu

Trường hợp thiếu bạch cầu nhẹ có thể không cần điều trị mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi và bồi bổ dinh dưỡng. Trường hợp giảm bạch cầu nặng hơn thì dựa vào nguyên nhân để điều trị:

  • Bằng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn.
  • Bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Thay đổi thuốc nếu bị giảm bạch cầu là do thuốc gây ra.
  • Điều trị nhiễm khuẩn tiềm ẩn.
  • Cấy ghép tế bào gốc.
  • Kích thích tế bào tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu trắng hơn.

Các thực phẩm tăng cường tế bào bạch cầu

Nếu mức bạch cầu của bạn thấp, bạn có thể thực hiện các thay đổi để cố gắng tăng nó. Một chế độ ăn uống lành mạnh giàu rau và protein là một cách tuyệt vời để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Những thực phẩm sau đây thậm chí có thể giúp tăng bạch cầu:

  • Cá: Axit béo omega-3 trong cá rất tốt cho tế bào bạch cầu.
  • Sữa chua: Probiotic và protein trong sữa chua rất tốt cho việc xây dựng tế bào bạch cầu.
  • Protein nạc: Thịt nạc chứa kẽm, làm tăng bạch cầu.
  • Rau: Rau giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Các loại hạt: Các loại hạt có tác dụng tăng cường miễn dịch với chất chống oxy hóa, kẽm và protein.
  • Quả mọng: Những loại trái cây này có chứa flavonoid, có tác dụng làm tăng bạch cầu.
  • Tỏi: Loại củ nhỏ này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
  • Các loại thực phẩm như quả việt quất, dâu tây và các loại rau lá xanh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số rối loạn miễn dịch. Ngoài ra, những thực phẩm nguyên chất này còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, có thể giúp hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Theo suckhoedoisong.vn