leftcenterrightdel
 

Trước khi tìm hiểu về các cách giảm đau đầu gối tại nhà thì bạn cần đánh giá cơn đau đầu gối của mình ở mức độ nào. Cơn đau đầu gối thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

- Sưng quanh đầu gối

- Cảm giác cọt kẹt, lạo xạo hoặc đau khó chịu khi đi bộ, ngồi xổm hoặc các bài tập vận động

- Cứng khớp, giảm khả năng co duỗi của đầu gối

- Xung quanh xương bánh chè bị nóng lên và sưng đỏ

- Giảm phạm vi chuyển động chung của chân.

Nếu cơn đau đầu gối của bạn từ nhẹ tới trung bình thì bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau đầu gối tại nhà và cơn đau do viêm khớp hoặc các chấn thương nhẹ thường sẽ tự khỏi mà không cần các can thiệp y tế tạp. Điều trị tại nhà có mục đích giảm nhẹ, kiểm soát triệu chứng và cải thiện mức độ thoải mái cho người bệnh.

Tuy vậy với cơn đau đầu gối ở mức độ vừa phải tới nặng ảnh hưởng nghiêm trọng với vận động và chất lượng cuộc sống hay các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Ngoài việc cho đầu gối nghỉ ngơi sau một cơn đau cấp tính thì với chứng đau đầu gối mãn tính kéo dài phương pháp điều trị thường bao gồm băng ép quấn quanh vị trí bị đau sưng giảm tình trạng sưng nề; chườm lạnh để giảm sưng, đau co thắt cơ và bầm tím; thuốc giảm viêm steroid dạng thuốc tiêm hoặc thuốc bôi; thuốc giảm đau; dụng cụ chỉnh hình hay nẹp gối nếu cần; phẫu thuật (hiếm khi).

leftcenterrightdel
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối khác nhau (Ảnh: Internet) 

 

1. Biện pháp giảm đau đầu gối tại nhà

Cơn đau đầu gối có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Đau đầu gối mãn tính có thể kéo dài từ 4 - 6 tuần và cần can thiệp của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu gối là gì sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Tuy vậy trước khi nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ thì dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau đầu gối tại nhà mà bạn có thể tham khảo trong khi chờ đợi:

1.1. Nguyên tắc RICE giảm đau đầu gối

- R (Rest): Nghỉ ngơi trong 2 ngày đầu khi cơn đau xảy ra

- I (Ice): Chườm lạnh sau 2 - 3 giờ một lần trong 48 giờ đầu tiên khi cơn đau bắt đầu, mỗi lần chườm từ 15 - 20 phút. Sử dụng dụng cụ chườm lạnh, tránh chườm trực tiếp lên vết sưng đau có thể gây bỏng lạnh

- C (Compression): Băng ép khu vực đầu gối sưng đau, lưu ý không quấn quá chặt có thể cản trở quá trình lưu thông máu.

- E ( Elevation): Kê cao đầu gối bị đau.

1.2. Thái cực quyền

Thái cực quyền là một bài tập rèn luyện thể chất có tá dụng cải thiện sự cân bằng và linh hoạt. Theo Healthline, các bài tập thái cực quyền đặc biệt có lợi cho những người bị viêm xương khớp nhờ tác dụng giảm đau và tăng phạm vi chuyển động của chân.

Đồng thời tác dụng của thái cực quyền còn liên quan tới hỗ trợ hít thở sâu và thư giãn góp phần giảm căng thẳng và kiểm soát cơn đau mãn tính.

leftcenterrightdel
 Tránh ngồi quá lâu một chỗ khi bị đau đầu gối (Ảnh: Internet)

 

1.3. Tập thể dục

Tập thể dục hàng ngày có thể giúp cho cơ bắp của bạn thêm khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe mô sụn, hỗ trợ các khớp cũng như duy trì khả năng vận động và được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị đau đầu gối do viêm khớp hoặc các nguyên nhân khác.

Mặc dù việc nghỉ ngơi và hạn chế cử động sẽ giúp bạn tránh bị đau nhưng nếu nghỉ ngơi quá dài sẽ tăng nguy cơ làm cứng khớp và chậm quá trình phục hồi. Trong các trường hợp đau đầu gối do viêm khớp thì tập thể dục kém thường xuyên cũng có thể đẩy nhanh quá trình tổn thương khớp.

Các bài tập thể dục cường độ thấp ít gây căng thẳng cho đầu gối là một gợi ý không tồi cho người bị đau đầu gối chẳng hạn như đạp xe, đi dạo, bơi lội, tập thể dục dưới nước, thái cực quyền hay yoga.

Tuy nhiên nếu bạn đang gặp chấn thương như bong gân gây đau đầu gối, triệu chứng đau đầu gối tăng lên khi tập luyện hay đang giai đoạn bùng phát triệu chứng thì bạn cần dừng tập luyện lại. Tập luyện trở lại sau chấn thương cần giảm cường độ phù hợp với thể trạng.

Tốt nhất, hãy nói chuyện với bác sĩ để có tư vấn chương trình tập luyện phù hợp cho tình trạng sức khỏe của bản thân.

1.4. Quản lý cân nặng giúp giảm đau đầu gối

Thừa cân và béo phì có thể gia tăng áp lực lên khớp gối của bạn. Ngoài ra, với người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp như viêm khớp bàn tay cao hơn người có chỉ số BMI thấp.

Về lâu dài nếu cân nặng của bạn được cải thiện, triệu chứng các cơn đau đầu gối sẽ được giảm bớt.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống giàu chất xơ, nhiều rau và trái cây, giảm thịt, mỡ động vật sẽ giảm tình trạng viêm khắp cơ thể, bao gồm khớp gối.

1.5. Thuốc

Thuốc chống viêm không steroid và các loại thuốc giảm đau khác có thể có hiệu quả giảm đau đầu gối do viêm khớp. Các thuốc giúp kiểm soát cơn đau bao gồm:

- Thuốc chống viêm không steroid dạng uống hoặc bôi tại chỗ

- Capsaicin, Paraffin bôi tại chỗ

- Tiêm steroid vào khớp

Tùy từng tình trạng mà loại thuốc sẽ có chỉ định khác nhau, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.

Có một số loại thuốc mỡ thảo dược giảm đau từ quế, gừng,.. có thể đem lại hiệu quả tương đương với các loại kem bôi trị đau viêm khớp không kê đơn có chưa salicylate tại chỗ. Tuy nhiên cần có thêm nhiều bằng chứng trước khi kết luận về tác dụng của các loại thuốc bôi giảm đau tự nhiên tới cơn đau đầu gối.

leftcenterrightdel
 Tùy từng tình trạng (mức độ) đau đầu gối khác nhau sẽ có chỉ định thuốc khác nhau (Ảnh: Internet)

 

1.6. Trị liệu giảm đau bằng chườm nóng và lạnh

Chườm nóng giúp giảm đau đầu gối khi nghỉ ngơi còn chườm lạnh có tác dụng giảm viêm sưng, bầm tím. Lưu ý:

- Có thể luân phiên chườm nóng và chườm lạnh

- Chườm nóng đầu gối tối đa 20 phút mỗi lần

- Trong 2 ngày đầu sau cơn đau, chườm lạnh trong 20 phút mỗi lần, từ 4 - 8 lần một ngày

- Không chườm lạnh trực tiếp lên da

- Kiểm tra độ nóng của miếng chườm nóng trước khi sử dụng

- Không chườm nóng khi cơn đau khớp gối đang bùng phát

- Tắm nước ấm vào buổi sáng có thể giúp làm dịu các khớp bị cứng đau.

1.7. Lưu ý về tư thế

Để giảm căng thẳng cho đầu gối đang bị đau, bạn cần:

- Tránh ngồi quá thấp hoặc quá dài

- Nâng cao chỗ ngồi hơn để thoải mái hơn

- Không ngồi khom lưng hay ngồi nghiêng xiêu vẹo

- Mang giày hỗ trợ chân, tránh những đôi giày cao gót có thể tạo ra áp lực lên đầu gối

- Tránh ngồi một chỗ quá lâu hoặc không di chuyển trong thời gian dài.

Ngoài các biện pháp kể trên thì xoa bóp, châm cứu,... cũng có thể giúp giảm đau đầu gối nhờ giảm căng thẳng cho khớp gối.

2. Khi nào đau đầu gối cần thăm khám bác sĩ?

Mặc dù cơn đau đầu gội mức độ nhẹ và trung bình có thể giảm nhẹ tại nhà nhưng có một số triệu chứng đau đầu gối cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế:

- Đầu gối sưng đau dữ dội

- Biến dạng khớp gối hoặc bầm tím nghiêm trọng

- Có các triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể bùng phát theo

- Cơn đau đầu gối kéo dài hơn một vài ngày hoặc trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian ngay cả khi bạn đã áp dụng các biện pháp giảm đau đầu gối tại nhà

- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt.

Với từng tình trạng đau đầu gối mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu... Khi xác định được nguyên nhân chính xác, bạn sẽ được điều trị can thiệp sớm, giúp giảm thời gian hồi phục.

Châu Anh/Nguồn: Medical News Today, Healthline