leftcenterrightdel
Các chỉ số từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là mức bình thường. Ảnh: New York Times 

Theo CNN, huyết áp cao là yếu tố phổ biến khiến bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong.

Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra việc bị cao huyết áp sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng đầy đủ.

Điều chỉnh huyết áp để tránh mắc Covid-19 nghiêm trọng

Một nghiên cứu mới ở Anh được công bố hôm 9/11 thứ Tư trên tạp chí PLOS One đã trả lời câu hỏi "chỉ số huyết áp cao bao nhiêu đủ để gây ra nguy cơ trên".

“Chúng tôi nhận thấy ở những người được chẩn đoán tăng huyết áp, nguy cơ mắc Covid-19 tăng lên đáng kể khi chỉ số vượt quá 150/90 mmHg”, tác giả chính Holly Pavey, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, cho biết.

Nghiên cứu cho thấy những người có mức huyết áp cao không kiểm soát này có nhiều khả năng phải nhập viện và tử vong do nhiễm trùng Covid-19, bất kể các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, sắc tộc hoặc béo phì.

leftcenterrightdel
Cao huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng". Ảnh: Healthline 

"Thật không may, nhiều người không kiểm soát được huyết áp của mình một cách thích hợp, ngay cả khi họ đã được chẩn đoán và đang dùng thuốc. Đó là do nhiều yếu tố như chẩn đoán thiếu, thiếu nhận thức, không tuân thủ thuốc và không điều trị", tiến sĩ Joseph Ebinger, trợ lý giáo sư tim mạch và giám đốc phân tích lâm sàng của Viện tim Smidt tại Cedars-Sinai, nói.

Nghiên cứu mới cho thấy giảm huyết áp thành công thông qua thuốc có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng.

Nghiên cứu sinh Holly Pavey nói: “Điều thực sự quan trọng đối với các cá nhân là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Việc kiểm soát huyết áp về mức mục tiêu là rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc phải các chủng Covid-19 mới hoặc các loại virus khác trong tương lai”.

Sơ lược về huyết áp

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mmHg.

"Tuy nhiên, đó có thể không phải là con số mà bác sĩ căn cứ khi điều trị", tiến sĩ Joseph Ebinger nói.

Ông giải thích các bác sĩ thường đặt mục tiêu chỉ số huyết áp dưới 140/90 mmHg để kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Sau đó, vào năm 2015, kết quả của SPRINT đã được công bố trên tạp chí Y học New England cho thấy những phát hiện đã thay đổi suy nghĩ của nhiều chuyên gia y tế.

Nghiên cứu SPRINT cho thấy việc nhắm mục tiêu huyết áp dưới 120/80 mmHg ở những người bị tăng huyết áp nhưng không mắc bệnh tiểu đường đã ngăn ngừa hầu hết trường hợp mắc bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên theo thử nghiệm, có một số tác dụng phụ bao gồm “tỷ lệ tổn thương thận cấp tính hoặc suy thận cấp tính cao hơn ở nhóm điều trị tích cực”.

leftcenterrightdel
Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là tăng huyết áp giai đoạn 2. Ảnh: Healthline 

Tiến sĩ Joseph Ebinger cho biết khả năng đó có liên quan đến người già, những người thường mắc nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường loại 2, các vấn đề về thận.

"Vào năm 2017, các hướng dẫn của đại học Tim mạch Mỹ và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã tạo ra khoảng cách và đưa ra hướng dẫn về chỉ số tâm thu dưới 130/80 mmHg. Đây là lúc một số cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra giữa các bác sĩ khác nhau. Tôi là bác sĩ tim mạch và chúng tôi tin rằng càng thấp càng tốt. Chúng tôi muốn đẩy con số đó xuống càng nhiều càng tốt", tiến sĩ Joseph Ebinger cho biết đã có nhiều cuộc tranh luận xảy ra.

Dưới đây là các hướng dẫn y tế hiện hành, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ:

  • Huyết áp bình thường điển hình là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn.
  • Các chỉ số từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền cao huyết áp, nghĩa là nó không thấp như bình thường nhưng chưa được coi là huyết áp cao về mặt y tế.
  • Huyết áp mức báo động đỏ ở giai đoạn 1 nếu chỉ số này là 130/80 mmHg.
  • Huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là tăng huyết áp giai đoạn 2.

Nếu huyết áp của bạn từ 180/110 mmHg trở lên, hãy tìm cách điều trị y tế ngay lập tức. FDA cho biết chỉ số ở mức cao này là một “cuộc khủng hoảng tăng huyết áp”.

Theo Zingnews