leftcenterrightdel
 

Cho tới nay thì nguyên nhân của hen suyễn do dị ứng chưa được các nhà khoa học chính thức kết luận nhưng đối với người bị hen suyễn dị ứng thì lý do khiến các triệu chứng bùng nổ có liên quan tới chất gây dị ứng. Đây cũng chính là điểm khác biệt đặc trưng của hen suyễn dị ứng với các loại hen suyễn khác.

Hay có thể nói, người bị hen suyễn dị ứng sẽ đặc biệt nhạy cảm với một số chất gây dị ứng. Khi chất gây dị ứng đi vào đường thở sẽ gây ra các triệu chứng hen suyễn, các triệu chứng này phát triển nghiêm trọng tại thời điểm đó được gọi là cơn hen. Lúc này các cơ xung quanh đường thở thắt chặt lại, bị viêm và theo thời gian sẽ tích tụ các lớp chất nhầy dày hơn.

1. Có những dị nguyên phổ biến nào gây hen suyễn dị ứng?

Đầu tiên, bạn cần nhớ các chất gây dị ứng hay còn gọi là dị nguyên có thể được tìm thấy xung quanh bạn, có thể là trong nhà hoặc ngoài trời. Các chất gây dị ứng có thể gây ra hen suyễn dị ứng bao gồm:

- Vảy da, tế bào da chế.t của thú cưng, tóc, da

- Phấn hoa phổ biến là chất gây dị ứng điển hình vào mùa xuân khi thực vật thụ phấn và nở hoa (thường là từ tháng 1 tới tháng 4 hàng năm)

- Nấm mốc phát triển mạnh khi thời tiết nồm ẩm, tầng hầm, nhà tắm, nhà kho tạo ra các bào tử nấm bay trong không khí và bạn dễ dàng hít phải

- Mạt bụi cũng rất nhỏ, bám trong các bề mặt chăn, ga, gối, sofa, thảm trải sàn. Mạt bụi thường đi kèm với rệp, ve và phân của chúng

leftcenterrightdel
Người bị hen suyễn dị ứng sẽ đặc biệt nhạy cảm với một số chất gây dị ứng (Ảnh: Internet) 

- Phân gián, nước bọt và các bộ phận cơ thể khác của con gián cũng được biết đến là một chất dị ứng có thể khiến hen suyễn dị ứng phát triển.

- Khó từ thuốc lá, lò sưởi, nến, nhang

- Ô nhiễm không khí

- Không khí lạnh, tập thể dục trong không khí lạnh

- Mùi hoặc khói hóa chất mạnh

- Nước hoa, các sản phẩm có mùi thơm nhân tạo

2. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn dị ứng là gì?

Nếu bạn bị hen suyễn dị ứng, bạn có thể phát triển nhiều triệu chứng tương tự với thể hen suyễn khác, có thể là:

- Cảm thấy khó thở

- Ho thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm

- Thở khò khè (tiếng rít trong thở)

- Cảm giác tức ngực, nặng ngực.

Những triệu chứng này có thể rất dữ dội trong cơn hen suyễn. Ngoài ra, bạn có thể gặp các triệu chứng liên quan tới dị ứng nhiều hơn, các biểu hiện này thường ít nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hen suyễn và có thể bùng phát khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Những triệu chứng này bao gồm:

- Nghẹt mũi

- Ngứa hoặc chảy nước mắt

- Hắt hơi

- Phát ban và nổi mề đay.

Cơn hen do dị ứng có khác với cơn hen thông thường không?

Khi bạn lên cơn hen do dị ứng, thường sẽ là đợt bùng phát nghiêm trọng các triệu chứng hen suyễn. Trong cơn hen suyễn, đường hô hấp của bạn bị thít chặt lại, gây khó thở kèm theo tức ngực, thở khò khè và  ho.

Các triệu chứng của cơn hen do dị ứng cũng giống như cơn hen do nguyên nhân khác. Sự khác biệt giữa hai loại là nguyên nhân gây bùng phát cơn hen là gì.

leftcenterrightdel
Cơn hen do dị ứng có khác với cơn hen thông thường không? (Ảnh: Internet) 

3. Cách kiểm soát bệnh hen suyễn dị ứng là gì?

Mục tiêu chính của điều trị hen suyễn dị ứng chính là kiểm soát tình trạng bệnh, một số phương pháp mà bạn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện bao gồm:

- Tìm ra chất gây dị ứng kích thích cơn hen suyễn bằng cách quan sát môi trường xung quanh và ghi nhớ lại những lần bị hen suyễn dị ứng để tìm ra nguyên nhân. Hoặc bạn cần làm thử nghiệm kích thích phế quản tương tự như thử nghiệm dị ứng được thực hiện trên da trong một môi trường được kiểm soát.

Các mẫu thử nghiệm dị ứng được sử dụng với liều lượng nhỏ để tránh có các phản ứng nghiêm trọng. Bạn sẽ hít vào các chất gây dị ứng có thể xảy ra để xem điều gì gây ra bệnh hen suyễn của bạn.

- Lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng của bạn bởi không phải mọi loại thuốc đều có thể đáp ứng hoàn hảo với bệnh hen suyễn dị ứng của bạn mà không gây ra các tác dụng phụ tiêu cực tới sinh hoạt. Có nhiều loại thuốc điều trị hen suyễn do dị ứng (thường được dùng qua dạng ống hít). Những loại thuốc này bao gồm steroid dạng hít , giúp chống viêm và thuốc giãn phế quản , giúp mở rộng đường thở của bạn.

Nếu các phương pháp điều trị truyền thống không giúp ích cho bệnh hen suyễn dị ứng của bạn, thì Xolair- một loại thuốc tiêm làm giảm nồng độ IgE có thể được chỉ định. Ngoài ra, thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài được gọi là tiotropium bromide có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc duy trì thường xuyên khác để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hen suyễn dị ứng.

leftcenterrightdel
Có nhiều loại thuốc điều trị hen suyễn do dị ứng (thường được dùng qua dạng ống hít) (Ảnh: Internet) 

Đặc biệt, nếu bạn ra ngoài cần chuẩn bị sẵn thuốc để dự phòng trong các trường hợp khẩn cấp.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, điều này giúp bạn tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong nhà như mạt bụi, lông hay vảy thú cưng.

Với mạt bụi, bạn có thể xem xét việc bọc gối, nệm chống dị ứng. Giặt ga giường, chăn, gối mỗi tuần một lần bằng nước nóng. Hút bụi những nơi như sofa, thảm trải sàn, rèm cửa. Với quần áo, có thể sử dụng máy sấy hoặc cây lăn bụi vải để giảm bớt.

Với thú cưng, nếu bạn bị hen suyễn do dị ứng vật nuôi, cần đảm bảo hạn chế tiếp xúc hoặc tiếp xúc có bảo vệ tai mũi họng cẩn thận. Ít nhất, hãy khoog cho chúng vào phòng ngủ.

- Giữ nhà bếp và phòng tắm khô ráo và sạch sẽ để ngăn ngừa nấm mốc và gián. Thuốc xịt côn trùng có thể đem lại hiệu quả với gián và bạn cũng cần loại bỏ toàn bộ rác là thực phẩm, kể cả các mảnh vụn nhỏ. Khi thời tiết nồm ẩm, bật quạt thông gió và các thiết bị hút ẩm khác để giảm độ ẩm trong phòng khi nấu ăn hoặc tắm.

Nhìn chung, không có cách chữa bệnh hen suyễn dị ứng. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của mình và chú ý kiểm soát môi trường của mình để tránh cơn hen suyễn.

Châu Anh - Nguồn: WebMD