- Bác sĩ June Hà Phượng: Ngày nay, ngoại hình trở được rất nhiều người chú trọng. Vì vậy, có rất nhiều nhu cầu muốn tìm kiếm một giải pháp làm đẹp đáp ứng được những tiêu chí về kinh phí, không can thiệp, xâm lấn thay vì một cuộc phẫu thuật tạo hình. Xuất phát từ nhu cầu đó, hiện nay hàng loạt các cơ sở mọc lên với quảng cáo bất chấp và cam kết “vịt hóa thiên nga trong vài chục phút” hay thăng hạng nhan sắc với một liệu trình. Thêm vào đó là việc người thực hiện thủ thuật tiêm filler không hiểu rõ cấu trúc, không được đào tạo bài bản dẫn đến biến chứng, phổ biến nhất như sưng nề, bóng đỏ, nguy hiểm hơn gây ra tắc động mạch trung tâm, gây mù mắt do tiêm mũi, rãnh mũi, tiêm môi…
Trong đó, tôi lo ngại nhất chính là filler được tiêm vào không phải là filler an toàn. Vì filler có rất nhiều loại như là các chất tái tạo sinh học khác, HA (Hyaluronic), PLLA (Poly-L-Lactic), collagen... Silicon khi tiêm vào rất khó để giải, cũng không thể nào lấy hết ra hoàn toàn nên lâu dần sẽ tạo ra phản ứng u hạt, viêm mô. Và đã có rất nhiều trường hợp kể cả người nổi tiếng, KOLs, người làm trong ngành thời trang, làm đẹp, những bạn trẻ… vì vội tin mà tiêm phải silicon như vậy. Đồng thời, tôi cũng rất e ngại về vấn đề filler là sản phẩm đạt chuẩn lại rơi vào tay một người thực hiện không có chuyên môn, dẫn đến tình trạng tiêm vào mạch máu, gây tắc mạch, gây hoại tử, mù mắt.. hoặc nguy hiểm hơn là đi vào những bộ phận phổi, tim, não…
* Thưa bác sĩ, ở Việt Nam hiện nay, xuất hiện xu hướng tiêm filler thay phẫu thuật thẩm mỹ như tiêm filler nâng mũi, tạo hình môi, làm đầy má, trẻ hoá da… đa phần đều xuất hiện biến chứng. Nguyên nhân là vì sao?
Tiêm filler là một phương pháp đòi hỏi người có tay nghề, cơ sở có cấp phép. Nhưng vì nhu cầu về giá rẻ, các quảng cáo hào nhoáng, nhiều người tin một cách vội vàng mà bỏ qua việc tìm hiểu. Nguy hiểm hơn là việc tiêm filler lại được thực hiện những chuyên viên chỉ mới học vài tháng, trong khi xác suất gặp rủi ro còn xảy ra cả với những bác sĩ có kinh nghiệm. Những trường hợp này là phần lớn đều không hiệu quả, xảy ra nhiễm trùng, sưng tấy, phù nề... và gần đây tại Việt Nam còn xuất hiện cả vấn đề tiêm sai kỹ thuật làm tắc nghẽn mạch máu - hệ luỵ được cho là ít xảy ra.
* Việc tiêm filler tràn lan, không rõ nguồn gốc như hiện nay có những tác động tiêu cực gì đến ngành thẩm mỹ Việt Nam và sức khỏe người tiêu dùng?
Theo tôi, việc tiêm filler không rõ nguồn gốc và tràn lan như hiện nay dẫn đến việc kéo giá trị về chuẩn an toàn và y khoa của ngành thẩm mỹ xuống thấp. Đồng thời, việc mọi người đổ xô theo trào lưu sử dụng liệu trình tiêm filler giá rẻ khiến cho những cơ sở uy tín gặp nhiều khó khăn trong việc giữ được chất lượng. Hệ lụy chính là việc gây ra “tai tiếng” cho việc tiêm filler và ác cảm lớn khi nhắc đến ngành thẩm mỹ.
* Theo bác sĩ, hiện nay, các quy định về tiêm filler tại Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu thực tế chưa?
Tôi nghĩ rằng những quy định về mặt quản lý hoặc quy định của Bộ Y tế đã rất chặt chẽ. Điều cần cải thiện và nâng cao nhất là tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Do nhu cầu quá lớn, đặc biệt là nhu cầu ở phân khúc giá rẻ, nên người tiêu dùng dễ rơi vào việc tiếp nhận liệu trình khi nghe cam kết hào nhoáng mà không đối chiếu.
*Là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời tham dự tại hội thảo Hội thảo Neauvia APAC tại Thái Lan, chị đã chia sẻ gì về tình trạng tiêm filler tràn lan không rõ nguồn gốc ở Việt Nam nói riêng và vấn đề này trên thế giới nói chung?
Trong hội thảo, cùng với các chuyên gia y tế đến từ nhiều nước khác trên thế giới, tôi chia sẻ về việc ứng dụng tiêm filler để tạo hình hàm và viền hàm cho nhóm bệnh nhân chuyển giới. Đồng thời, trong khuôn khổ của hội thảo, các bác sĩ cũng trao đổi với nhau về việc tiêm filler dưới sự kiểm soát của Bộ Y tế hoặc và những trường hợp tiêm filler không được kiểm soát tốt. Bởi đa phần ở Philippines, Malaysia, Indonesia… có nhiều y tá, hoặc những người ngoài ngành thực hiện thủ thuật tiêm filler đều chưa hiểu rõ về đặc tính sản phẩm cũng như đặc tính giải phẫu học của khuôn mặt nên thường kết quả không như ý. Chưa nói đến là những tiêu chuẩn an toàn không được đảm bảo, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, hoặc là tắc mạch.
|
|
Hội thảo Neauvia APAC tại Thái Lan với sự góp mặt của nhiều chuyên gia y tế đến từ các nước |
Những hội thảo về chuyên đề làm đẹp và thẩm mỹ thế này như một bức tranh tổng thể giúp các bác sĩ nâng cao được kiến thức cũng như kỹ năng thực hành y tế. Đây còn là dịp đặc biệt để các các sĩ có thể trao đổi kinh nghiệm sử dụng sản phẩm với nhau, giúp cho việc sử dụng sản phẩm an toàn hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ đẹp.
*Vậy, thưa bác sĩ, một cách chính xác thì chúng ta cần nhìn nhận tiêm filler, hay các phương pháp làm đẹp tương tự, là an toàn và ứng dụng được ở tất cả mong muốn làm đẹp của khách hàng không?
Như bất kỳ phương pháp nào khác, filler là một phương pháp thẩm mỹ an toàn khi người tiêu dùng cân nhắc lựa chọn để bảo vệ bản thân và sẽ đáp ứng được với tất cả mong muốn làm đẹp của mọi người. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên sử dụng filler. Theo kinh nghiệm của tôi, đối với vùng mũi, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ là phương pháp tối ưu nhất về mặt định hình và thời gian lưu giữ, mức độ an toàn. Đối với những vùng như cằm, thái dương, má, mắt, rãnh mũi, rãnh má, khóe miệng… so với việc trải qua một cuộc đại phẫu để chỉnh cấu trúc của xương thì tiêm filler sẽ nhẹ nhàng hơn.
*Bác sĩ có lời khuyên nào dành cho những người đang có ý định tiêm filler?
Filler tiêm vào cơ thể vẫn là một “vật lạ”. Nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tại cơ sở y tế uy tín, nguy cơ nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, thậm chí hoại tử là rất cao. Việc sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc tại những spa, cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo vô trùng càng làm gia tăng rủi ro, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Vì thế, tôi nghĩ rằng, người tiêu dùng nên có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn, tìm hiểu kỹ về thuốc, để bảo vệ được độ đẹp và độ an toàn cho chính mình. Đây sẽ là 1 trong những điều góp phần không biến filler trở thành sự ác cảm của ngành thẩm mỹ.
*Xin cảm ơn chia sẻ của bác sĩ!
Theo phụ nữ TPHCM