leftcenterrightdel
 Nhiều phụ nữ Hàn Quốc muốn kết thúc sự sống ngay sau khi phát hiện bị bệnh nan y

Theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý điều trị duy trì sự sống quốc gia, tính đến cuối tháng 8/2023, tại Hàn Quốc có 1.941.231 người đã nộp từ chối hỗ trợ y tế để duy trì sự sống kể từ khi hệ thống này ra đời vào tháng 2/2018.

Trong đó, phụ nữ chiếm phần lớn số người lựa chọn phương pháp này, chiếm 68%, tương đương 1.319.812 người; nam giới chiếm 32%, tương đương 621.419.

Theo thống kê từ năm 2018, thì năm đầu tiên chưa có đến 100.000 người đăng ký từ chối duy trì sự sống. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 530.000 vào năm 2019, 790.000 vào năm 2020, 1.160.000 vào năm 2021 và 1.570.000 vào năm 2022.

"Đánh giá từ tốc độ tăng trưởng hàng tháng như hiện tại, con số này dự kiến sẽ vượt quá 2 triệu vào tháng 10/2023" - Cơ quan quản lý điều trị duy trì sự sống của Hàn Quốc cho biết.

Đã 5 năm rưỡi trôi qua kể từ khi "Đạo luật về cái chết với nhân phẩm" có hiệu lực ở Hàn Quốc vào tháng 2/2018. Đạo luật này cho phép người dân từ chối điều trị y tế kéo dài sự sống.

Bất kỳ người trên 19 tuổi đều có thể đăng ký nêu chi tiết về kế hoạch điều trị trong trường hợp mắc bệnh giai đoạn cuối cũng như thời gian chấm dứt.

Hiện tại, 4 loại điều trị - hồi sức tim phổi, sử dụng hô hấp nhân tạo, chạy thận nhân tạo và sử dụng thuốc chống ung thư - được chính phủ Hàn Quốc phân loại là chăm sóc kéo dài sự sống.

Theo phụ nữ TPHCM