leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet  
Theo một báo cáo gần đây của BMJ Global Health cho biết, khoảng 1,35 tỷ thanh thiếu niên và thanh niên trên toàn thế giới có nguy cơ mất thính giác hoàn toàn. Tình trạng này được gây ra bởi những nguyên nhân như nghe nhạc với âm lượng quá cao, tham gia những show nhạc hay các trận đấu thể thao quá ồn ào.

Theo như nghiên cứu của tiến sĩ Lauren Dillard tại Đại học y khoa nam Carolina và cộng sự của anh ấy, mức độ trung bình âm lượng khi nghe nhạc của người trẻ là từ 104 đến 112 dB. Trong khi đó mức khuyến nghị chỉ ở 85dB. 

Ngoài ra, việc tham gia những buổi hòa nhạc và các trận đấu thể thao cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ bị điếc tăng cao. Theo như Tracy Winn, một nhà chuyên về thính học lâm sàng cho biết tuy việc tham gia các sự kiện này đã có ở nhiều thế hệ trước, nhưng ngày nay dường như mức độ ồn ào ở các địa điểm này lại tăng lên đáng kể.

Một điều may mắn là bạn có thể giảm nguy cơ mất thính giác này bằng nhiều cách. Theo Tracy Winn: “Bạn không cần phải từ bỏ thói quen nghe nhạc. Tất cả những gì bạn cần là hãy thực hiện chúng một cách thông minh, nghĩa là chỉ giới hạn trong một vài tiếng và giảm mức âm lượng xuống".

Cùng quan điểm, PGS Nguyễn Thị Hoài An – chuyên gia tai mũi họng – Giám đốc BV Đa khoa An Việt cũng cho biết bà tiếp nhận nhiều bệnh nhân là người trẻ vào khám vì chứng giảm thính lực, điếc đột ngột vì lạm dụng tai nghe.

Ví dụ như trường hợp của em Hoàng Đức Tiến (18 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) được bố đưa đến kiểm tra vì ù tai, khó nghe.

Theo Tiến, hàng ngày em đều dành thời gian cắm tai nghe không dây vào tai để nghe nhạc. Bố của Tiến cũng cho biết đến bữa ăn con cũng đeo tai nghe. Gia đình bố mẹ khuyên nhiều lần nhưng thói quen này cậu bé không từ bỏ.

Nhiều lần, bố của Tiến nổi giận vứt tai nghe đi nhưng cũng không được bao lâu, em lại chứng nào tật ấy. Thính lực của Tiến sau khi kiểm tra giảm còn 47 %. 
leftcenterrightdel
 PGS An tư vẫn cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: BVAV

Biểu hiện của giảm thính lực thường không rõ ràng, đôi khi người bệnh thấy người nôn nao, tai ù ù, đầu ong ong, thính lực ngày một giảm dần khiến họ phải mở to tivi hơn hoặc nói rất to mới nghe rõ. Nhiều người đến khám thì tai đã tổn thương.

Khi bị giảm thính lực thì uống thuốc hay thuốc bổ đều không có tác dụng với tai. PGS An cho rằng cách tốt nhất là bảo vệ thính lực trước khi mất. Ví dụ bạn cần nghe nhạc chỉ nên nghe từ 30 – 1 tiếng và để cho tai nghỉ ngơi.

Nghe với âm lượng vừa đủ. Khi có hiện tượng giảm thính lực, bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế để được thăm khám, đo thính lực, và các chấn thương âm nếu có.

Theo tieudung.kinhtedothi