Cây và vị thuốc huyền sâm.
Theo các nghiên cứu hiện đại, huyền sâm hàm chứa các chất kiềm sinh vật, chất đường, kích thích tố, acid amin, acid béo, chất dầu bay hơi, chất diệp hồng tố… có tác dụng hạ huyết áp, hạ lượng đường trong máu, giải nhiệt và trợ tim
Theo y học cổ truyền, huyền sâm có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, lợi về kinh phế, vị, thận.
Công dụng tiêu khát, sinh tân, dưỡng huyết, tư bổ thận âm, giải độc, tiêu viêm.
Dùng trong các trường hợp mụn nhọt, ban chẩn, viêm họng, viêm tai, đau mắt...
Các phương thuốc huyền sâm bổ âm thường dùng
Trị hoa mắt, quáng gà: Huyền sâm 15g, gan lợn 500g, gia vị vừa đủ. Hầm mềm (với ít nước), vớt gan ra, cắt miếng, ăn cái, uống nước. Dùng cho người can âm bất túc, hai mắt cay, hoa mắt, quáng gà, có bệnh gan mạn tính… dẫn tới chứng bệnh khác.
Trị viêm họng: Huyền sâm 10g, thanh quả (quả trám) 4 quả. Huyền sâm thái miếng, thanh quả giã nát. Sắc nước uống như trà. Dùng để trị viêm họng cấp tính, mạn tính, viêm amiđan
Trị nhức đầu: Huyền sâm 500g, mỗi lần lấy 50g, sắc đặc còn 50ml, uống khi thuốc còn nóng. Dùng để chữa đau nhức đầu do phong nhiệt gây nên.
Trị ho: Huyền sâm 3g, mạch môn đông 3 g, cát ngạch 3g, cam thảo 3g đạm trúc diệp 10 g, đan sâm 8 g, hoàng liên 6 g. Sắc lọc bỏ bã, uống thay trà. Dùng để chữa ngứa họng, ho nhiều, miệng khát, họng khô do phế âm bất túc gây nên.
Trị các bệnh về mũi họng: Huyền sâm 5g mạch môn 5g, kim ngân hoa 9g , hoàng cầm 9g, sinh địa 9g, sơn đậu căn 9g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, rễ cỏ tranh 5g, sa sâm 9g, mao đằng ngẫu phiến 30g. Nghiền chung thành bột mịn, sắc nước uống như trà. Dùng để trị liệu bổ trợ sau khi chữa trị các bệnh về mũi họng, xuất hiện các phản ứng nhiệt.
Theo suckhoedoisong