Việc ánh sáng mặt trời chiếu thằng vào da không chỉ gây cháy nắng, bỏng… mà còn ảnh hưởng mạn tính như lão hóa da, ung thư da. Việc dùng kem chống nắng, đặc biệt là thời điểm cường độ tia UV cao từ 9-15h hàng ngày là điều tất yếu.

Việc dùng kem chống nắng, đặc biệt là thời điểm cường độ tia UV cao từ 9-15h hàng ngày là điều tất yếu.

Việc dùng kem chống nắng, đặc biệt là thời điểm cường độ tia UV cao từ 9-15h hàng ngày là điều tất yếu.

Phân loại kem chống nắng

Có hai phương pháp chống nắng chủ yếu: che chắn (mũ nón, quần áo, kính) và sản phẩm chống nắng (kem chống nắng, viên uống chống nắng), và cần phải phối hợp hai phương án này để hạn chế tối đa các tác hại do ánh nắng gây ra.

Dựa vào bản chất của các chất trong kem chống nắng mà kem chống nắng được chia thành kem chống nắng vật lý, hóa học và hỗn hợp (vật lý và hóa học). Hai loại kem chống nắng này khác nhau về cơ chế chống nắng và một số đặc tính.

  • Kem chống nắng vật lý: bảo vệ da bằng cơ chế phản xạ các tia UV. Hai thành phần quan trọng của kem chống nắng vật lý là kẽm oxyd, titanium dioxyd đã được FDA chấp thuận, ngoài ra các thành phần như sắt oxid, kaolin, talc cũng có tác dụng chống nắng. Kem chống nắng vật lý chống được cả tia UVA và UVB, ít gây dị ứng kích ứng tuy nhiên thường dạo nên màu trắng và có thể làm da khô và thô ráp.
  • Kem chống nắng hóa học: bảo vệ da bằng cơ chế hấp thụ, các phân tử hữu cơ hấp thụ tia UV có năng lượng cao và giải phóng các tia có năng lượng thấp hơn, từ đó giảm tác động của ánh nắng lên da. Kem chống nắng hóa học có một số thành phần phổ biến như benzone, octocrylene... Ưu điểm của kem chống nắng hóa học là thấm nhanh vào da, không gây bóng da tuy nhiên có thể gây dị ứng, kích ứng và hấp thụ toàn thân.

Phụ nữ có thai vẫn nên dùng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời và giảm nguy cơ cũng như độ nặng của rám má. CDC Hoa Kỳ đã chỉ ra một số báo cáo liên quan đến phơi nhiễm oxybenzone trong quá trình mang thai và trẻ sơ sinh cho nên khuyến cáo phụ nữ có thai nên sử dụng kem chống nắng thuần vật lý như kẽm oxyd và titanium dioxyd.

Lợi và hại khi sử dụng kem chống nắng

Thoa kem chống nắng là một bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Hầu như ai cũng biết đến công dụng của kem chống nắng nhưng đa số đều ngộ nhận rằng, chỉ khi có nắng mới cần thoa kem, còn những lúc trời lạnh, râm, mưa hay thu đông đều không cần. Thực tế các tia UV, tử ngoại luôn tồn tại cả khi có nắng và không có nắng.

Lợi ích kem chống nắng mang lại cho làn da.

  • Ngăn ngừa tia cực tím, tia độc hại xâm phạm.
  • Bảo vệ da khỏi các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, rãnh và đường nhăn.
  • Giảm thiểu rủi ro mắc các chứng ung thư về da, đặc biệt là u hắc tố .
  • Ngăn ngừa sự xuất hiện mụn trứng cá, vỡ các mạch máu nhỏ dưới da và giảm thiểu tình trạng khét nắng trên da.
  • Ngăn ngừa cháy nắng và ung thư da.

Thực tế các tia UV, tử ngoại luôn tồn tại cả khi có nắng và không có nắng.

Thực tế các tia UV, tử ngoại luôn tồn tại cả khi có nắng và không có nắng.

Thế nhưng không phải ai cũng dùng được kem chống nắng và gặp rắc rối khi có các tác dụng phụ gây nên:

  • Kem chống nắng bao gồm một số hóa chất có thể gây kích ứng da như mẩn đỏ, sưng tấy, kích ứng và ngứa. Phản ứng dị ứng này có thể là kết quả của các hóa chất có trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản.
  • Gây mụn. Những người da dầu, trứng cá nếu dùng kem chống nắng không thích hợp sẽ khiến mụn trở nên tồi tệ hơn.
  • Để kem chống nắng dính vào mắt có thể gây đau và kích ứng.
  • Mủ trong nang lông. Kem chống nắng có thể gây ra các nốt ngứa trên da, có xu hướng phát triển thành các nốt mẩn đỏ sần sùi. Đôi khi, chúng còn biến thành những mụn nước chứa đầy mủ xung quanh nang lông.

Theo suckhoedoisong.vn