Ảnh: Shutterstock
Nhưng ngay cả với những người tập gym lâu năm, việc xác định trọng lượng tăng thêm là cơ hay mỡ vẫn là điều không dễ dàng. Theo các chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được điều này bằng một số dấu hiệu, theo Pop Sugar.
Điều đầu tiên mọi người cần biết là vị trí tích mỡ thừa của cơ thể. Dựa theo yếu tố di truyền, có người tích mỡ nhiều trong các cơ quan nội tạng, trong khi số khác lại tích nhiều dưới da.
Một điều mọi người cần lưu ý là mỡ thừa hình thành do cơ thể đang dư calo, tức là lượng calo nạp vào nhiều hơn calo tiêu hao. Do đó, chỉ cần nạp nhiều calo, bất kể đó là các món giàu protein hay nhiều tinh bột, thì đều sẽ gây tăng cân, MSN dẫn lời Rondel King, chuyên gia sinh lý thể thaoTrung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ).
Để tăng mỡ, chúng ta chỉ việc ăn nhiều. Nhưng để tăng cơ thì bên cạnh chế độ ăn thặng dư calo, chúng ta còn phải tập luyện. Do đó, tăng cơ khó hơn nhiều. Nếu không tập luyện gì mà tăng cân thì khả năng cao đó là tăng mỡ.
Trong hầu hết trường hợp, khi tăng cân, những người có tập luyện thường xuyên sẽ tăng cả cơ và mỡ. Nếu muốn trọng lượng tăng thêm hoàn toàn là cơ nạc thì người tập phải đếm calo một cách nghiêm ngặt. Họ phải ăn nhiều protein và đảm bảo lượng calo nạp vào không vượt quá calo tiêu hao, theo Pop Sugar.
Trạng thái tăng cân đáng ao ước này thường khó đạt được. Dù có đạt được thì tốc độ tăng cơ và lên cân thường là không nhanh, các chuyên gia cho biết.
Không chỉ dựa vào chế độ ăn uống và tập luyện, chúng ta có thể nhận biết tăng cân là lên mỡ hay cơ dựa vào mắt thường. Khi tăng cân, nếu bạn tăng cơ thì cơ bắp thường sẽ to, săn chắc và cứng hơn. Nếu là tăng mỡ thì cơ sẽ nhão và mềm.
Một dấu hiệu khác là hãy nhìn cơ bụng. Dù đang tăng cân nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy các đường nét cơ bụng không thay đổi gì thì đó là tăng cơ, theo MSN.
Theo thanhnien