Yêu không xuất tinh rất hại sức khỏe
Khi hưng phấn lên đến đỉnh điểm, nếu cố tình "ngưng" xuất tinh thì khoái cảm giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, để kìm hãm phóng tinh, người đàn ông phải dùng ý chí điều tiết rất quyết liệt và điều này rất có hại cho hệ thần kinh. Chức năng điều khiển phóng tinh của vỏ đại não bị ức chế hoàn toàn, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ sinh rối loạn, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa.
Khi phải kiềm chế thường xuyên, khát vọng tình dục của người đàn ông chưa được giải tỏa. Điều này tạo ra sức ép về tâm lý, lâu dần sinh đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, dẫn đến chứng "trên bảo dưới không nghe".
Khi giao hợp, máu dồn vào các mao mạch làm cho tuyến tiền liệt và vùng xung quanh ở trạng thái xung huyết. Khoảng 3 phút sau khi phóng tinh, máu rút đi đến 60% và khoảng 15 phút sẽ trở lại bình thường. Nếu cố kìm giữ, trạng thái sung huyết sẽ kéo dài, tuyến tiền liệt và các mao mạch ở vách trong tinh hoàn có thể vỡ ra, dẫn đến viêm tinh hoàn hay tuyến tiền liệt.
Trong cơ thể, ống dẫn tinh đi ra thì gặp đường niệu (dẫn nước tiểu), tạo thành cái ngã ba như hình chữ Y. Thông thường khi chuẩn bị xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang tự động đóng lại, niệu đạo mở ra, nên tinh dịch chỉ có thể đi xuống niệu đạo mà không bắn ngược lên bàng quang, nước tiểu cũng không thể tràn ra ngoài. Nếu người đàn ông cố kìm chế xuất tinh, tinh dịch đi đến ngã ba thì dừng lại. Đến khi cơn khoái cảm qua đi, cửa lên bàng quang mở, tinh dịch sẽ đi vào bàng quang, thành ra xuất tinh ngược. Lâu dần, ở người đàn ông sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
Kiềm chế xuất tinh làm phái mạnh dễ bị mệt mỏi hoặc mắc những bệnh lý nam khoa như rối loạn cương dương, liệt dương, viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn… Nhịn xuất tinh khi diễn ra thường xuyên sẽ làm suy giảm ham muốn tình dục của nam giới và gây trở ngại cho chức năng của dương vật.
Khi ngừng giao hợp đột ngột trước khi xuất tinh, điều này có thể dẫn tới tình trạng xung huyết toàn thân hay xung huyết vùng chậu. Kèm theo những ảnh hưởng này, hệ thần kinh trung ương đang trong trạng thái căng thẳng tột độ, không được giải toả, càng gây ức chế nhiều hơn cho phái mạnh.
Lời khuyên của bác sĩ
Thay vì việc kiềm chế xuất tinh, nam giới hãy thả lỏng, thư giãn đón nhận cái cực khoái bình thường, tự nhiên. Ở những trường hợp không may gặp trục trặc liên quan đến việc xuất tinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ nam học.
Bên cạnh đó bạn cần lưu ý những ghi nhớ dưới đây để cuộc sống tình dục thêm viên mãn:
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thủy.
- Chọn chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, khoa học. Bổ sung các thực phẩm có lợi cho tinh binh…
- Chăm chỉ luyện tập, vận động, chơi thể thao.
Bài tập chống xuất tinh sớm
Bài tập kegel là các bài tập cơ sàn chậu, hỗ trợ hoạt động của cơ quan sinh dục do bác sĩ Arnold Kegel, người Mỹ đưa ra từ năm 1948.
- Bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên sàn, co đầu gối. Hai chân chống xuống sàn và hai tay buông dọc theo cơ thể.
- Sử dụng lực cơ sàn chậu để nâng hông lên khỏi sàn, giữ thẳng lưng, bụng và đầu gối. Duy trì tư thế siết cơ sàn chậu trong khoảng 5 giây rồi từ từ trả về tư thế bắt đầu.
- Lặp lại bài tập 4 – 8 lần, 2 lần/ngày. Hiệu quả sẽ rõ rệt trong ít nhất 1 tháng.
Bài tập luyện cơ PC. cơ mu cụt PC chạy từ xương mu tới xương cụt. Cơ có chức năng co thắt, tạo lực đẩy nhằm đưa tinh trùng ra ngoài cơ thể.
- Nam giới có thể tập ngay khi đi tiểu. Bạn hãy cố gắng kiểm soát, ngắt dòng nước tiểu, giữ trong khoảng thời gian lâu nhất có thể. Sau đó, thả lỏng rồi tiếp tục đi tiểu bình thường.
- Bạn có thể nằm trên sàn, cố gắng siết thật chặt khối cơ mu cụt trong khoảng 30 giây, sau đó nhả ra 30 giây, lặp lại khoảng 4 – 8 lần.
- Khi mới tập siết cơ PC, thời gian ban đầu có thể là 5 giây/lần, từ từ thả lỏng 5 giây rồi lặp lại 10 lần. Theo thời gian, nam giới có thể nâng cấp bài tập của mình, thậm chí đến 50 lần/ngày.
|