leftcenterrightdel
 Bật đèn khi ngủ làm tăng nguy cơ ung thư lên 55% (Ảnh minh họa)

Những tác hại của việc bật đèn khi ngủ:

1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Theo một khảo sát với hơn 450 nghìn người được đăng trên Tạp chí Cancer của Mỹ, việc bật đèn khi ngủ làm tăng 55% nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Trong đó phổ biến nhất là ung thư biểu mô nhú, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều lần so với nam giới.

Trong khi đó, Tạp chí Environmental Health Perspectives của Mỹ công bố một khảo sát được thực hiện từ năm 1989 đến năm 2013 với sự tham gia của gần 110 nghìn tình nguyện viên cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới lên đến 14%.

Thực tế, ngủ dưới ánh đèn vào ban đêm làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm của cơ thể. Hai điều này đều là những yếu tố khởi phát dẫn đến sự xuất hiện của các khối u ác tính.

2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường

Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Feinberg của Đại học Northwestern và Trường Y Harvard (Mỹ), giải thích: "Thông thường, nhịp tim cùng với các thông số tim mạch khác thấp hơn vào ban đêm và cao hơn vào ban ngày". 

Các nhà khoa học phát hiện những người ngủ trong một căn phòng đủ ánh sáng sẽ bị kháng insulin vào ngày hôm sau. Kháng insulin xảy ra khi các tế bào không phản ứng tốt với insulin nên không thể sử dụng glucose để tạo ra năng lượng một cách hiệu quả.

Lượng đường dư thừa đó vẫn còn trong máu của bạn, dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. 

Mặc dù không phải ai cũng bật đèn khi ngủ nhưng việc tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm là điều khá phổ biến. Nếu bạn sống trong một thành phố, rèm mở có thể để lọt ánh sáng xung quanh từ đèn đường, đèn pha ô tô... Nếu bạn ngủ thiếp đi khi TV vẫn bật và đèn còn sáng, bạn sẽ cảm thấy những tác động tiêu cực đó.

3. Tăng nguy cơ béo phì

leftcenterrightdel
 Ngủ dưới ánh đèn nhân tạo, khiến phụ nữ dễ béo hơn (Ảnh minh họa)

Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Trung Quốc) đã phân tích dữ liệu từ 43.722 phụ nữ trong độ tuổi 35-74. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Trong thời gian theo dõi trung bình 5,7 năm, những phụ nữ ngủ dưới ánh sáng đèn vào ban đêm có nguy cơ béo phì cao hơn 19% so với những người không tiếp xúc với ánh sáng.

Ngoài ra, những phụ nữ thường xuyên ngủ trong không gian có nguồn ánh sáng nhân tạo như đèn ngủ tăng từ 5kg trở lên, chỉ số BMI tăng từ 10%, dễ bị béo phì đột ngột hoặc liên quan đến thừa cân.

4. Suy giảm thị lực và tăng nguy cơ các bệnh về mắt

Thức khuya vốn không có lợi cho mắt, tuy nhiên, việc ngủ dưới ánh sáng đèn điện còn nguy hại hơn thế. Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng việc tắt đèn để ngủ giúp mắt, các cơ và dây thần kinh quanh mắt được nghỉ ngơi đầy đủ. Việc ngủ dưới ánh đèn trong thời gian dài khiến cho chúng tiếp tục chịu sự kích thích và không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến suy giảm chức năng, làm giảm thị lực nhanh chóng.

Đặc biệt đối với thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển về thể chất, việc làm này rất dễ gây tổn thương võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thị lực.

Phyllis Zee, Trưởng khoa Y học giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) chia sẻ một số mẹo để tránh tác động tiêu cực của ánh sáng xung quanh:

leftcenterrightdel
Có thể dùng mặt nạ che mắt khi ngủ để tránh ánh sáng nhân tạo (Ảnh minh họa) 

Đầu tiên, đừng để đèn sáng khi bạn đang ngủ. Nếu một căn phòng tối hoàn toàn là mối lo ngại về an toàn đối với một số người, tốt hơn hết bạn nên sử dụng 1-2 chiếc đèn ngủ và chỉ bật lên khi cần tìm đường, tìm đồ.

Bạn nên tránh ánh sáng xanh khi ngủ. Những màu ấm hơn, như cam, đỏ và hổ phách, sẽ ít kích thích não bộ. Đặt điện thoại ra xa trước khi đi ngủ. Sử dụng điện thoại thông minh trước khi ngủ có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất của bạn.

Nếu bạn không thể tránh ánh sáng trong khi ngủ, hãy cân nhắc mua một chiếc mặt nạ che mắt. Lắp rèm cản sáng nếu có nguồn sáng bên ngoài cửa sổ vào buổi tối.

Hà Vũ