leftcenterrightdel
 Chất chống oxy hóa trong cà phê có tác động tích cực đến làn da.
 

Đánh giá này được công bố trên Tạp chí Da liễu thẩm mỹ, nghiên cứu đã so sánh bốn loại đồ uống mà 16.000 người châu Âu tiêu thụ bao gồm: cà phê, trà, rượu và đồ uống có đường. Kết quả, cà phê là loại đồ uống cho thấy mối liên hệ đáng kể với quá trình lão hóa chậm hơn ở da mặt.

Cơ sở khoa học từ đặc tính chống lão hóa của cà phê

Theo nhóm tác giả, đặc tính chống oxy hóa của cà phê có thể chống lại stress oxy hóa và tình trạng viêm. Polyphenol trong cà phê rang có thể cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm của da, làm chậm nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác.

Bác sĩ da liễu Hannah Kopelman tại Kopelman Hair Restoration cho biết cà phê có thể làm chậm quá trình lão hóa da mặt thông qua hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là polyphenol như acid chlorogenic. Các hợp chất này chống lại tổn thương tế bào và chống lại các gốc tự do (các nguyên tử không ổn định), gây tổn thương da và dẫn đến lão hóa sớm.

Hàm lượng caffeine có thể cải thiện lưu thông máu, làm căng da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra cách cà phê bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ cực tím (UV), một yếu tố chính gây lão hóa da. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong cà phê có thể giúp duy trì collagen và elastin, các protein quan trọng đối với cấu trúc cũng như độ đàn hồi của da.

Trà có tác dụng tương tự không?

Trà giống như cà phê, chứa polyphenol như catechin, hoạt động như một lá chắn chống lại tác hại của tia UV. Đặc biệt, trà xanh đã được nghiên cứu về khả năng cải thiện độ đàn hồi và độ ẩm của da.

Trà cũng chứa L-theanine, có thể giúp làm giảm lão hóa da liên quan đến căng thẳng. Mặc dù các hợp chất cụ thể của nó khác với cà phê nhưng hồ sơ chống oxy hóa tổng thể của trà cho thấy trà có thể mang lại lợi ích tương đương cho da. Tuy nhiên, phản ứng của từng cá nhân khác nhau và cần nhiều nghiên cứu hơn.

Loại cà phê nào phù hợp với da?

Loại cà phê rang thế nào cũng quan trọng, vì polyphenol nhạy cảm với nhiệt, theo Tyler Long, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và Laser New Jersey, cà phê rang nhạt mạnh hơn loại rang đậm vì tiếp xúc lâu hơn với nhiệt độ cao trong quá trình rang có thể phá hủy polyphenol.

Thực tế, cà phê rang đậm hơn có thể được ưa chuộng hơn do nồng độ N-methylpyridinium cao hơn, một hợp chất hình thành trong quá trình rang có đặc tính chống oxy hóa. Tuy nhiên, rang nhạt hơn giữ lại nhiều acid chlorogenic hơn, đây cũng là chất chống oxy hóa mạnh.

Cà phê Arabica thường chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn Robusta. Cà phê hữu cơ có thể có lợi vì nó tránh được dư lượng thuốc trừ sâu tiềm ẩn. Cà phê pha lạnh có thể giữ lại nhiều chất chống oxy hóa hơn do phương pháp pha chế của nó.

Theo Tiến sĩ DM Mahajan, bác sĩ da liễu cao cấp tại Bệnh viện Indraprastha Apollo, New Delhi, cà phê đen pha tươi có tác dụng chống oxy hóa tối đa.

leftcenterrightdel
 Cà phê không đường có lợi cho sức khỏe hơn. 

Một ngày nên uống bao nhiêu cốc cà phê và uống như thế nào?

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng việc tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải, thường là 3-5 cốc mỗi ngày, mang lại lợi ích sức khỏe tối ưu, bao gồm cả các tác động tiềm ẩn lên da. Tuy nhiên, cần cân nhắc đến độ nhạy cảm với caffeine của từng cá nhân. Sự điều độ và nhất quán là chìa khóa để đạt được lợi ích sức khỏe của đồ uống này. Bác sĩ Kopelman cho biết 2-3 tách cà phê là đủ để có được lợi ích chống lão hóa.

Chú ý, việc tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể gây khô miệng, rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng khó chịu khác. Tốt nhất là nên uống cà phê ở mức độ vừa phải nhưng hãy duy trì thói quen hàng ngày vì chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm khác có thể tích tụ trong cơ thể.

Để có lợi ích chống oxy hóa tối đa, hãy uống cà phê đen không đường. Thêm đường, kem, sữa… có thể làm mất đi một số lợi ích sức khỏe do tác động gây viêm của nó.

Đường có thể góp phần vào quá trình glycation, tức là tác động của đường bám vào collagen và các loại vật liệu cấu trúc khác trong da. Đường có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa trong mô.

Protein sữa có thể liên kết với một số chất chống oxy hóa, có khả năng làm giảm khả dụng sinh học của chất chống oxy hóa, mặc dù nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận. Nếu thêm sữa, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế có nguồn gốc thực vật. Nên dùng sữa nguyên chất thay vì sữa tách béo vì sữa tách béo có chỉ số đường huyết cao hơn có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu.

Theo lifestyle.znews