Nếu quả đại diện của mùa hè là dưa hấu, thì quả đại diện của mùa thu phải là quả lựu. Lựu vừa to vừa ngọt lại còn giàu dinh dưỡng, được mệnh danh là “quả vàng” giữ gìn sức khỏe trong mùa thu. 

Lựu - "Trái cây vàng" cho sức khỏe mùa thu

Người xưa luôn nói “một quả lựu bằng uống mười vị thuốc”, tuy câu nói này hơi cường điệu nhưng kinh nghiệm của người đi trước cho chúng ta biết rằng ăn nhiều lựu có thể giúp ích cho cơ thể rất nhiều.

Lựu rất giàu axit hữu cơ, có thể giúp giảm sự tích tụ chất béo trong mạch máu, giảm sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu. Nó không chỉ có thể bảo vệ tim mạch, làm đẹp và chăm sóc da, bảo vệ tuyến vú, làm se ruột, mà còn tăng cường dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

1. Bảo vệ tim mạch

Sau khi lớn tuổi sợ nhất là xuất hiện các vấn đề về tim mạch và mạch máu não, nhất là mùa thu thời tiết nóng lạnh thất thường, bệnh tim mạch tăng cao, lúc này có thể ăn một chút lựu.

Quả lựu chứa nhiều axit hữu cơ, những axit hữu cơ này được ví như “chất tẩy rửa” mạch máu, có tác dụng loại bỏ một phần các chất béo trong mạch máu.

Ngoài ra, để có một trái tim khỏe mạnh thì tính đàn hồi của mạch máu cũng cần tốt, ngoài tác dụng loại bỏ chất béo trong mạch máu, các axit hữu cơ trong lựu còn có tác dụng bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.

2. Chăm sóc da

Đây hẳn là tác dụng quen thuộc nhất của quả lựu. Nguyên tố lựu thường được thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da tên tuổi, đặc biệt là trong các dòng sản phẩm chống lão hóa, là do các chất chống oxy hóa trong quả lựu có thể giúp da chống lại tác hại của các gốc tự do, từ đó làm chậm sự phát triển của các nếp nhăn.

Lựu rất giàu vitamin E, một chất tương đối hiếm trong các loại trái cây tươi. Vitamin E có thể đóng một vai trò chống oxy hóa trong cơ thể con người, loại bỏ các gốc tự do gây độc cho tế bào và mô, do đó làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ sửa chữa tế bào và mô.

3. Làm dịu cơn khát

Về mặt dinh dưỡng, quả lựu thuộc loại quả mọng, quả mọng rất giàu nước, hàm lượng nước trung bình của quả lựu có thể lên tới 79,1%. Cuốn "Bản thảo cương mục" (từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học) cũng ghi nhận tác dụng giải khát của quả lựu.

4. Làm dịu thần kinh và giúp ngủ ngon

Ăn lựu có thể bổ sung họ vitamin B cần thiết cho cơ thể con người, có thể giúp giảm mệt mỏi và điều chỉnh chứng mất ngủ.

Ngoài ra, lựu cũng rất giàu magiê, là một loại “thuốc an thần” tự nhiên có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm và lo lắng.

Quả lựu là một kho báu, bộ phận nào cũng có thể làm thuốc

Quả lựu có thể nói là báu vật khi cả lá, vỏ, hoa và rễ của nó đều có thể dùng làm thuốc, và vỏ quả lựu được dùng nhiều nhất.

Vỏ lựu

Có tính ấm, tính bình, vị chát, làm se da nên có tác dụng chữa tiêu chảy rất tốt cho người bị tiêu chảy mãn tính lâu ngày.

Cách làm: Khoai mỡ và hạt sen lượng vừa phải, thêm 5-6 gam vỏ lựu, một ít gừng và táo tàu, đun lấy nước uống. Nhắc nhở: Những người bị tiêu chảy do tức giận nên dùng thận trọng.

Lá lựu

Dùng lá lựu sắc lấy nước uống thay trà có thể làm dịu cơn khát, khô họng, khô lưỡi, ngoài ra dùng lá lựu trực tiếp giã nát đắp vào chỗ bị đau có thể chữa được vết bầm tím.

Hoa lựu

Tác dụng cầm máu và kháng viêm, khi bị đau răng bạn có thể uống hoa lựu khô sắc nước sẽ giúp giảm đau.

Hạt lựu

Nó rất giàu vitamin C, có thể làm cho làn da của mọi người trắng và mềm mại hơn khi ăn thường xuyên. Hạt lựu cũng có thể thúc đẩy quá trình đại tiện. Những người dễ bị táo bón có thể thử nhai hoặc uống nước ép lựu, đây là những lựa chọn tốt.

Mặc dù lựu tốt nhưng bạn nhớ đừng ăn quá nhiều

Lựu tuy là loại trái cây cao cấp tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên ăn quá nhiều một lúc, ngoài ra khi ăn cần chú ý một số vấn đề nhỏ sau:

- Sau khi ăn lựu, bạn nhớ súc miệng hoặc đánh răng. Lựu chứa nhiều ancaloit và axit hữu cơ, sau khi ăn rất dễ khiến răng chuyển sang màu đen.

- Người nóng trong nên ăn ít, lựu có tính ấm, ăn xong rất dễ nóng, mỗi lần ăn không quá 1 quả.

- Người bị tiểu đường nên ăn cẩn thận. Hàm lượng đường trong quả lựu là 13% -17%, là loại quả có lượng đường trung bình, người có lượng đường trong máu cao nên ăn ít hơn.

- Người bị táo bón không nên ăn lựu, chất ancaloit và tanin trong lựu có tác dụng làm se và tiêu viêm, nếu người bị táo bón ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

MINH MINH