leftcenterrightdel
Quả bơ có thể giúp giảm mỡ bụng và mỡ nội tạng. Ảnh: Hạ Mây 

Để hiểu tác động của việc ăn bơ đến sự tích tụ mỡ bụng và lượng đường trong máu, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Illinois (Mỹ) công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ vào tháng 9.2021 đã chọn hơn 100 người trưởng thành và thực hiện một nghiên cứu kéo dài 12 tuần về mỡ bụng, tình trạng kháng insulin và lượng đường trong máu. Kết quả cho thấy, mỡ nội tạng và mỡ bụng của người tham gia giảm đáng kể khi ăn quả bơ.

Do đó, ăn quả bơ có ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất béo. Những người có lượng mỡ nội tạng cao, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Nghiên cứu này cho thấy, tỉ lệ mỡ nội tạng thay đổi khi tiêu thụ quả bơ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, sự tích tụ mỡ bụng thường là một dấu hiệu của rối loạn chức năng trao đổi chất. So với mỡ dưới da ở bụng, mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ hơn đến các bệnh chuyển hóa liên quan đến béo phì, thậm chí có thể dễ dàng dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2.

Trong khi đó, quả bơ rất giàu chất xơ và axit béo không bão hòa đơn, đây là 2 chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trao đổi chất. Những người có chế độ ăn giàu axit béo không bão hòa đơn và chất xơ có xu hướng giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường loại 2.

Những người có thói quen ăn quả bơ ít có khả năng tăng cân và có nguy cơ thừa cân, béo phì thấp hơn. Quả bơ có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, tình trạng kháng insulin.

Theo laodong